• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Xe khách: Nhà sản xuất bảo thừa, doanh nghiệp kêu thiếu

17/07/2015, 14:18

Phân khúc xe khách từ 29 chỗ ngồi hiện đang thể hiện một nghịch lý khó hiểu trên thị trường.

Đa phần các doanh nghiệp lắp ráp xe khách trên 29
Đa phần các doanh nghiệp lắp ráp xe khách trên 29 chỗ ngồi đều có lượng xe thành phẩm tồn kho. Ảnh: Huy Lộc.

Phân khúc xe khách từ 29 chỗ ngồi hiện đang thể hiện một nghịch lý khó hiểu trên thị trường. Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách nói gặp khó khăn cho việc đầu tư mua xe do nguồn cung thấp, thì các nhà sản xuất khẳng định họ đang dư thừa và thiếu đầu ra.

Nguồn cung thiếu?

Khoảng 10 năm trở lại đây, lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách đã có nhiều thay đổi. Không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp kinh doanh còn tập trung đầu tư vào chất lượng cũng như số lượng đầu xe nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

Không còn hoạt động với quy mô nhỏ lẻ chỉ vài đầu xe, nhiều doanh nghiệp đã đổ tiền đầu tư mua hàng chục, thậm chí hàng trăm xe chở khách. Tùy theo quy mô và tuyến đường khai thác, các nhà xe sẽ quyết định lựa chọn loại xe từ 16 chỗ, 29 chỗ, 35 hoặc 47 chỗ,...

Ngoại trừ phân khúc xe chở khách 16 chỗ được coi là “sân chơi” riêng của Ford Việt Nam, những dòng xe khách từ 29 chỗ trở lên hiện đang được phân phối bởi rất nhiều doanh nghiệp cả lắp ráp lẫn nhập khẩu, với những cái tên lớn như: Thaco Trường Hải, Tracomeco, Rồng Vàng, Samco, Công ty 3/2, Hồng Hà, Công ty 1/5 và Deawoo Bus,... bên cạnh không ít các đơn vị nhập khẩu xe nhỏ lẻ.

Số lượng nhà cung cấp trên thị trường không hề ít, nhưng tại sao các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách vẫn kêu khó mua xe?

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng cho biết, mặc dù trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp xe khách trên 29 chỗ ngồi, nhưng để lựa chọn được dòng xe đáp ứng được các nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp không hề dễ dàng.

Với những dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc, vốn được doanh nghiệp ưu ái lựa chọn, thường có giá rất cao. Theo ông Hải, một chiếc xe khách 47 chỗ ngồi nhập khẩu nguyên chiếc đời 2010 cũng có giá bán dao động từ 3,4 đến 3,6 tỷ đồng. Mặc dù giá bán rất cao so với xe lắp trong nước nhưng loại xe này vẫn được các nhà xe tìm kiếm nhiều, trong khi số lượng xe nhập khẩu rất hạn chế.

Khi được hỏi về nguồn cung xe tương tự lắp ráp trong nước, ông Hải cho rằng không phải đơn vị nào cũng làm được xe đáp ứng được các tiêu chí về vận tải hành khách. Chất lượng xe không đồng đều, chi phí linh kiện cao hoặc hệ thống dịch vụ sửa chữa,... là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp vận tải ít lựa chọn xe trong nước.

Không chỉ vậy, năng lực sản xuất và giao xe đúng thời hạn của doanh nghiệp lắp ráp trong nước cũng được ông Hải mang ra mổ xẻ. Đơn hàng 15 xe loại 29 chỗ ngồi với Công ty Tracomeco được ký từ tháng 5/2013, nhưng đến tháng 7/2015, Công ty Đất Cảng vẫn chưa được bàn giao, khiến kế hoạch khai thác của doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trong quá trình tìm đơn vị phân phối cho kế hoạch thay mới 50 đầu xe loại 47 chỗ ngồi, vị lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết cũng không thể mua ngay được mà phải chờ hơn một năm nữa mới được giao xe để đưa vào kinh doanh.

Doanh nghiệp lắp ráp khó tìm khách

Trong khi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách than khó mua xe, thì các đơn vị lắp ráp và phân phối xe khách trong nước lại ở tình trạng xe làm ra nhưng không bán được.

Theo ông Nguyễn Văn Tưởng, Giám đốc Công ty TNHH ô tô Hồng Hà, đơn vị lắp ráp và phân phối các dòng xe khách trên 29 chỗ ngồi, thì lượng xe mà các doanh nghiệp trong nước sản xuất đang ở tình trạng dư thừa. Đa phần các doanh nghiệp lắp ráp đều có lượng xe thành phẩm tồn kho và nếu có khách hàng đến mua thì tùy theo số lượng mà nhà phân phối có thể bàn giao xe ngay lập tức.

Những doanh nghiệp lớn như Thaco Trường Hải hay Rồng Vàng, hoàn toàn có thể thực hiện những đơn hàng trên 10 xe chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, còn đối với Công ty Hồng Hà thì với đơn hàng có số lượng 5 xe cũng chỉ mất tối đa 15 ngày là khách hàng sẽ nhận đủ số xe theo yêu cầu, ông Tưởng lấy ví dụ.

Giải đáp vấn đề doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách khó mua hoặc đơn vị phân phối chậm bàn giao xe, Giám đốc Công ty ô tô Hồng Hà cho rằng, không loại trừ khả năng các đại lý phân phối của nhà sản xuất tìm cách găm hàng để nâng giá.

Có trường hợp, doanh nghiệp lắp ráp ký được những đơn hàng vượt quá khả năng sản xuất cũng dẫn đến tình trạng không thể đảm bảo thời gian giao xe theo cam kết trên hợp đồng.

Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách có quy mô lớn, đầu tư xe với những yêu cầu khác biệt so với những loại xe hiện có, khiến các đơn vị lắp ráp cần thêm một khoảng thời gian để điều chỉnh, thậm chí phải đầu tư thêm thiết bị để đáp ứng được những yêu cầu mới của khách hàng. Chính điều đó dẫn đến tình trạng giao xe muộn hơn thỏa thuận khi đặt hàng giữa hai bên.

Top 10 siêu xe nhanh và đắt nhất thế giới 2015

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.