• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Xe mất phanh, xử lý thế nào?

13/06/2015, 05:42

Hiện tượng mất phanh thường xuất hiện chủ yếu khi xe xuống dốc, đặc biệt là xe phải vận hành với trọng tải lớn.

 

Một vụ tại nạn xe đầu kéo vì mất phanh khi xuống d
Một vụ tại nạn xe đầu kéo vì mất phanh khi xuống dốc. Lái xe bắt buộc đánh lái sang ven đường nhằm giảm thiểuthiệt hại. Ảnh: Khánh Linh.

Nguyên nhân của hiện tượng này khá đa dạng từ các yếu tố chủ quan của người điều khiển, tình trạng xe tới những điều kiện khách quan như đường đồi núi, dốc cao, đường trơn hay điều kiện thời tiết mưa bão...

Thực tế, nhiều lái xe sau một thời gian làm việc có thể chủ quan, thậm chí liều lĩnh khi tắt máy, thả dốc với số 0 (số mo) để tiết kiệm nhiên liệu. Cũng có người do lạ đường, thiếu kinh nghiệm đi đường đồi núi nên để xe xuống dốc với số cao (số 4, 5) và liên tục rà phanh khiến má phanh nóng lên và dễ bị trơ hoặc nhiệt độ cao của má phanh làm lộn cupen ở xi-lanh phanh làm dầu thất thoát nhanh ra ngoài và phanh mất hiệu lực.

Theo ông Phạm Ngọc Bá, chuyên gia đào tạo lái xe của Ford Việt Nam, để tránh bị mất phanh, ngoài việc phải bảo dưỡng xe theo định kỳ, mỗi lái xe trước một hành trình dài, đặc biệt là những cung đường đồi núi nhiều dốc, cần kiểm tra kỹ phanh, côn, tình trạng lốp xe để tránh sự cố trên đường.

Khi đi trên những cung đường đồi núi nhiều dốc, tài xế nên đi chậm, sử dụng số thấp, hạn chế rà phanh mà dùng số thấp để giảm tốc cho xe đồng thời cần cho xe nghỉ để hạ nhiệt cho hệ thống phanh.

Không may xe bị mất phanh, người lái xe cần cố gắng giữ bình tĩnh, nhả hoàn toàn chân ga và tiếp tục đạp phanh để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, rất có thể nguyên nhân là do hỏng đường ống làm mất áp suất dầu phanh.

Trong trường hợp này, người lái thử đạp lại nhiều lần thì sẽ có cơ may hồi phục áp suất phanh. Tuy nhiên, nếu chân phanh cứng đanh, điều này chứng tỏ hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng thì người lái vẫn nên tiếp tục đạp phanh thật nhiều để có thể kích hoạt hệ thống chống bó cứng phanh ABS (nếu xe có trang bị) đồng thời về số thấp. Tuy vậy, cũng nên chú ý trả số một cách cẩn trọng từ 1 đến 2 cấp mỗi lần và nên theo tuần tự.

Lưu ý, việc tắt động cơ là điều tuyệt đối không nên làm, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Bên cạnh đó, việc động cơ ngừng đột ngột khi xe đang đi ở tốc độ cao sẽ dẫn tới hiện tượng mất lái.

Ngoài việc cố gắng đạp phanh chân, người lái nên tìm cách giật phanh tay nhưng lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ và đủ lực bởi nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện tượng trượt, mất lái. Mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái, cần nhả phanh tay ngay để tránh nguy cơ mất lái hoặc lật xe.

Tài xế cũng có thể đánh võng từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản, giảm tốc độ nhưng không nên làm điều này ở tốc độ cao bởi có thể lật xe. Trong trường hợp bất đắc dĩ, tài xế sẽ phải tìm chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy để có thể dừng xe.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.