• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Xe nhập gây khó cho ô tô lắp ráp trong nước?

16/06/2015, 09:03

Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng ô tô lắp ráp tại Việt Nam gặp khó khăn về giá từ xe nhập khẩu.

dn-nhat-du-bao-tuong-lai-kem-tuoi-dep-cua-oto-vn_1
Việc duy trì công nghiệp ô tô của Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn - Ảnh minh họa

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2015, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) đã dự báo viễn cảnh không mấy tươi đẹp nói trên về công nghiệp ô tô Việt Nam.

Tổ chức này nêu bối cảnh thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (CBU) trong khu vực Đông Nam Á sẽ chính được bãi bỏ kể từ năm 2018. Vì thế, ô tô lắp ráp tại Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt về giá đối với xe CBU nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia, hai quốc gia có ngành công nghiệp ô tô phát triển mạnh nhất khu vực.

Đồng thời với sức ép nhập khẩu, JBAV cũng cho rằng, ngành sản xuất ô tô của Việt Nam hiện còn nhỏ bé, ngành sản xuất phụ trợ cũng chưa được hỗ trợ, nên việc duy trì công nghiệp ô tô sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp Việt Nam không thể tiếp tục duy trì công nghiệp ô tô thì ngành sản xuất phụ tùng cũng khó tồn tại.

"Nếu chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô không hiệu quả thì cán cân thanh toán quốc tế sẽ bị thâm hụt và sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế dài hạn".

Sự cảnh báo của JBAV cũng tương tự như tuyên bố của Tổng giám đốc Toyota Việt Nam (TMV), ông Yoshihisa Maruta hồi tháng 4/2015 khi cho rằng: "Trong khi Việt Nam chưa có nhiều nhà sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô thì chi phí nhập khẩu, vận chuyển từ Thái Lan hay Indonesia về Việt Nam rất tốn kém. Nói một cách hơi quá thì nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Thái Lan vào Việt Nam còn rẻ hơn lắp ráp.

Điều lưu ý, sau khi "đánh tiếng", phía doanh nghiệp Nhật Bản đã đưa ra những điều kiện "ngàn tỷ" để tiếp tục sản xuất ở Việt Nam.

Thời điểm đó, Toyota đã có văn bản đề xuất nhiều loại thuế lên Chính phủ, mà thực chất là xin ưu đãi hàng ngàn tỷ như: giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe sản xuất trong nước; giảm thuế nhập khẩu cho linh kiện CKD từ Nhật Bản từ mức 15-25% theo chính sách thuế MFN (theo cam kết WTO) hiện nay xuống 0%, ngang với mức thuế ưu đãi nhập khẩu linh kiện từ ASEAN vào năm 2018; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp sản xuất ô tô.

Đặc biệt, Toyota xin Chính phủ hỗ trợ cho xe CKD giá trị xe tương đương 50% mức chênh lệch chi phí sản xuất giữa xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu. Thời gian hỗ trợ phải kéo dài 10 năm.

GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp FDI lúc đó đã nói thẳng rằng Toyota đang doạ.

"Họ đã tuyên bố ý định tương tự như vậy nhiều lần rồi. Việc di dời một nhà máy từ nơi này sang một nơi khác đâu có dễ. Họ dọa không có lý thì chúng ta phải giải thích cho họ hiểu".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.