• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Xe nhập khẩu - xe lắp ráp: Hai chiều tăng giảm

11/05/2017, 16:19

Tính đến hết tháng 4/2017, so với cùng kỳ năm trước, doanh số xe nhập khẩu tăng 24%, xe lắp ráp giảm 5%.

_mg_0146-0719

Tính đến hết tháng 4/2017, so với cùng kì năm trước, doanh số xe nhập khẩu tăng 24%, xe lắp ráp giảm 5%

Theo báo cáo doanh số từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 4/2017, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 21.942 xe, bao gồm 10.705 xe du lịch, 9.562 xe thương mại và 1.675 xe chuyên dụng. Đồng nghĩa với đó là doanh số xe lắp ráp trong nước đạt 16.453 xe, giảm 10% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 5.489 xe, giảm 35% so với tháng trước. Tuy nhiên, nếu xét từ đầu năm đến hết tháng 4/2017, doanh số bán hàng của xe nhập khẩu tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không thành công như xe nhập khẩu, thị trường xe lắp ráp trong nước có dấu hiệu thể hiện sự ảm đạm rõ rệt. Cụ thể, tính đến hết tháng 4/2017, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến những nhà sản xuất ô tô trong nước không khỏi lo lắng trước sự lấn át, thu hút của xe nhập khẩu đối với khách hàng.

civic-moiii-1476170493

Cùng với Fortuner, Honda Civic là mẫu xe được chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu nguyên chiếc

Trao đổi với PV Xe Giao thông, một chuyên gia trong giới ô tô cho hay xe lắp ráp trong nước đang chịu sự lấn át của ô tô nhập khẩu. Kể từ đầu năm 2017 đến nay, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước trong khu vực ASEAN giảm 10%, kéo theo một vài mẫu xe được chuyển hình thức từ lắp ráp sang nhập khẩu nguyên chiếc như: Toyota Fortuner hay Honda Civic. Thêm vào đó, sang đến đầu năm 2018, áp lực đối với xe lắp ráp trong nước còn nặng hơn khi thuế nhập khẩu kể trên về 0%, khiến một vài hãng xe nhăm nhe chuyển thêm một vài mẫu ô tô từ lắp ráp sang nhập nguyên chiếc. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến kinh tế, việc làm của người lao động.

Thêm vào đó, theo nhân viên một đại lý Toyota Việt Nam, bước sang năm 2018, nếu chính sách thuế không có gì thay đổi, hỗ trợ cho việc lắp ráp ô tô trong nước, rất có thể Toyota sẽ nghiên cứu để chuyển 2 mẫu xe là Innova và Corolla Altis từ lắp ráp sang nhập khẩu, chỉ để lại Camry và Vios lắp ráp tại Việt Nam.

Xem thêm video:

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.