• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Xe sang “khóc ròng” vì thiếu cơ sở bảo dưỡng chính hãng đạt chuẩn

09/10/2020, 09:00

Nhiều thương hiệu xe sang chỉ có một hoặc hai cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được cấp giấy chứng nhận đã ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng.

Jaguar Land Rover không có trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa được chứng nhận tại các tỉnh miền Trung

Đi hàng nghìn cây số để bảo dưỡng xe

Anh Trần Minh Đức (Đà Nẵng), hiện đang sử dụng chiếc Range Rover Evoque Convertible đời 2017 thuộc dạng hàng hiếm tại Việt Nam. Anh rất muốn sử dụng dịch vụ tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng chính hãng nhưng tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung không có.

Anh Đức cho biết, khi đưa xe ra garage ngoài sửa chữa phải đợi đồ thay thế khá lâu. Hơn nữa các loại phụ tùng ở đây thường không phải hàng chuẩn. Nếu là cơ sở bảo hành, bảo dưỡng chính hãng được cấp giấy chứng nhận sẽ có phần mềm chẩn đoán lỗi, trong khi các garage ngoài thì không.

“Đà Nẵng có lượng xe Range Rover khá nhiều nhưng mỗi lần bảo dưỡng thay thế rất cực. Mình có anh bạn hay đi công tác Sài Gòn thường phải đi cùng để vào đó bảo dưỡng chính hãng. Vì thế xét về độ bền thì xe anh ấy hơn rất nhiều. Biết vậy nhưng cũng đành chịu không thể chạy xe hàng nghìn cây số để vào đó bảo dưỡng”.

Theo anh Đức, để khách hàng dễ tiếp cận với dịch vụ, bảo hành bảo dưỡng đạt chuẩn và được cấp giấy chứng nhận, mỗi hãng xe cần có ít nhất 3 cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ở khu vực Bắc, Trung và Nam. Như vậy, khách hàng mới yên tâm sử dụng xe.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho biết, những thương hiệu xe càng có nhiều trung tâm bảo hành, bảo dưỡng chính hãng càng tạo thuận lợi cho người tiêu dùng.

“Thật bất ngờ khi những hãng xe sang như: Jaguar Land Rover, Ferrari… ở miền Trung lại không có trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa chính hãng mà phải đi vào tận Sài Gòn thì quả là bất lợi cho khách hàng. Bởi không chỉ bảo dưỡng định kỳ mà sẽ có những lúc xe bị hư hỏng dọc đường, cần sửa chữa gấp nhưng không có trung tâm bảo dưỡng ở gần, khách hàng sẽ phải mất công chờ hãng đưa thợ hoặc xe cứu hộ ra đưa về xưởng”, ông Đồng nói.

Tuy nhiên khi trao đổi với PV, đại diện của một số hãng xe sang cho biết, theo quy định, mỗi doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chỉ phải có một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được cấp giấy chứng nhận.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA GARAGE ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN
Hạng mục Có giấy chứng nhận Không có giấy chứng nhận
Quy mô, mặt bằng nhà xưởng bảo hành, bảo dưỡng Có quy mô đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định 116 và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017 Thường có quy mô nhỏ, không đủ các trang thiết bị, dụng cụ để thực hiện toàn bộ các hạng mục bảo hành, bảo dưỡng
Thiết bị chuẩn đoán lỗi Không có hoặc có nhưng không chính hãng
Cam kết hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp phụ tùng, linh kiện thay thế của nhà sản xuất Không có
Thiết bị kiểm tra an toàn và bảo vệ môi trường khi xuất xưởng xe (kiểm tra lực phanh, cường độ sáng đèn pha, nồng độ khí thải...) Không có hoặc có nhưng không đầy đủ theo quy định

Đảm bảo quyền lợi người mua xe cách nào?

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Phương, Phó trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới - VAQ (Cục Đăng kiểm Việt Nam) cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa; cung cấp điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.

Với sản phẩm ô tô, Nghị định 116 đã quy định rõ thời hạn bảo hành tối thiểu đối với từng loại ô tô và quy định doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô phải công bố thông tin về điều kiện bảo hành; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng có đủ năng lực theo quy định.

Nghị định này cũng quy định nhà sản xuất ô tô phải cam kết hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ tùng phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Người sử dụng khi quyết định mua xe cần chú ý đến yếu tố có dễ dàng tiếp cận với dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa mọi nơi, mọi lúc hay không. Bên cạnh đó cần xem xét kỹ các địa điểm bảo hành mà bên bán hàng công bố.
Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng


Đến nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã kiểm tra, đánh giá và cấp hơn 430 Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đạt yêu cầu trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó là của các nhà sản xuất như: Toyota, Honda, Ford, TC Motor…

Vẫn còn nhiều nhà sản xuất lớn khác hoặc những thương hiệu xe hạng sang nhập khẩu có số lượng cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được chứng nhận còn khá khiêm tốn.

Cá biệt có những thương hiệu xe chỉ có một hoặc hai cơ sở đã được chứng nhận. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người sử dụng ô tô, gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho khách hàng mua xe.

Trước thực trạng đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở các nhà sản xuất trong nước và các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô khẩn trương yêu cầu hệ thống đại lý bán hàng, dịch vụ tuân thủ quy định về chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng theo quy định hiện hành.

“Trong thời gian tới, nếu không có chuyển biến tích cực, chúng tôi có thể kiến nghị các biện pháp xử lý mạnh hơn nhằm đảm bảo quyền lợi người sử dụng ô tô cũng như tạo môi trường công bằng giữa các doanh nghiệp”, ông Phương nhấn mạnh.

Trước câu hỏi vì sao chưa thể xử lý các doanh nghiệp có quá ít cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được cấp giấy chứng nhận, ông Phương cho biết, để làm việc này cần phải bổ sung hành lang pháp lý để đáp ứng yêu cầu thực tế.

Nghị định 116 chỉ quy định doanh nghiệp muốn sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu ô tô phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đáp ứng quy định của Nghị định này nhưng không quy định rõ về số lượng và phân bố như thế nào.

Cũng chưa quy định rõ việc bảo hành, bảo dưỡng xe do doanh nghiệp bán ra phải thực hiện tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đạt chuẩn.

Với quy định như vậy, một số doanh nghiệp chỉ cần có một hoặc hai cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được cấp giấy chứng nhận là đã có thể có giấy phép nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp.

Đồng thời trong công bố thông tin cho khách hàng, họ cũng mập mờ giữa cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đạt chuẩn theo Nghị định 116 và các cơ sở khác chưa đủ điều kiện.

Theo ông Phương, cần thiết có quy định rõ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu xe phải có đủ các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đạt chuẩn đảm bảo năng lực thực hiện bảo hành, bảo dưỡng cho tất cả các xe do họ cung cấp ra thị trường. Các cơ sở này cũng cần phải phân bố một cách hợp lý để người sử dụng không phải di chuyển quá xa.

“Trong lúc chưa bổ sung được hành lang pháp lý, chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe thể hiện đầy đủ trách nhiệm đối với người sử dụng. Đây cũng là việc làm cần thiết để giữ gìn thương hiệu, uy tín”, ông Phương nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.