• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Xe tải hạng nặng sắp bị tăng thuế nhập khẩu

18/08/2019, 08:30

Việc tăng thuế nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp lắp ráp xe tải hạng nặng trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Xe tải nặng nhập khẩu hiện đang hưởng thuế suất 0%, sắp tới có thể bị đánh thuế lên mức 10%

Mới đây, trong văn bản xin ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội về một số nội dung sửa đổi tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017, Bộ Tài chính nêu quan điểm: "Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có thể sản xuất lắp ráp được dòng xe tải nặng. Nhưng trong năm 2018, sản lượng lắp ráp xe tải đã sụt giảm khá lớn, mức thuế suất trung bình của bộ linh kiện nhập khẩu để lắp ráp xe tải trên 20 tấn đang được quy định là 5-7% trong khi thuế suất MFN của xe nguyên chiếc trên 45 tấn là 0%, nên doanh nghiệp lắp ráp xe tải trong nước khó cạnh tranh được với xe nhập khẩu".

Do vậy, Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu mặt hàng xe tải nguyên chiếc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 45 tấn từ 0% lên 10% - bằng với mức thuế suất cam kết WTO của chủng loại xe tải tự đổ trên 45 tấn.

Hiện nay, thị trường Việt Nam chỉ có 3 đơn vị có đủ điều kiện sản xuất lắp ráp nhóm xe tải có khối lượng toàn bộ trên 45 tấn là THACO, HINO và TMT. Công suất lắp ráp của 3 doanh nghiệp trên đối với dòng nhóm xe tải nặng trên 45 tấn có thể đạt 2.000 xe/năm.

Số liệu thống kê của hải quan, năm 2018 mặt hàng xe tải hạng nặng (có khối lượng toàn bộ trên 45 tấn) nhập khẩu nguyên chiếc đạt 117 chiếc, trị giá đạt 19 triệu USD. Lượng nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019 đạt 265 chiếc, trị giá 43,8 triệu USD - gấp 2 lần so với 2018, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Xe tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 45 tấn là dòng xe có công năng, cấu hình đơn giản hơn dòng xe trên 24 tấn mà đa số các doanh nghiệp trong nước đang lắp ráp.

Nhu cầu thực tế tại Việt Nam hiện đạt khoảng 500 - 700 xe/năm, chủ yếu là xe nhập khẩu với các thương hiệu (HOWO, BELAZ, VOLVO...) đến từ Trung Quốc, Thụy Điển, các nước Đông Âu.

Nguyên nhân khiến dòng xe này được nhập khẩu gần như 100% là do được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% (được quy định trong Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017), trong khi đó các doanh nghiệp trong nước nhập linh kiện về sản xuất lắp ráp với mức thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện bình quân 5,85%, điều này khiến xe sản xuất trong nước không thể cạnh tranh.

Vì vậy, để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước, các doanh nghiệp lắp ráp xe tải hạng nặng đề xuất tăng thuế nhập khẩu của nhóm xe tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 45 tấn từ 0% lên tối thiểu 50%.

Ngắm dàn siêu xe tải BelAZ giá triệu đô lần đầu có mặt tại Việt Nam

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.