• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Xe tự lái “đầu hàng” giao thông Việt Nam

09/09/2016, 16:20

Nếu có một chiếc xe tự lái hoạt động được ở Việt Nam, chắc chắn xe đó sẽ hoạt động “xuất sắc” ở Mỹ.

20140603084543-1
Xe tự lái phải "đầu hàng" giao thông Việt Nam - Ảnh minh họa

Những ý kiến về việc xe tự lái phải “đầu hàng” giao thông Việt Nam do Alexei Oreskovic, một phóng viên nước ngoài của Business Insider sau khi thăm Việt Nam đúc kết ra. Phóng viên này nhận định tình hình giao thông Việt Nam “như một mớ hỗn loạn” và khác xa với đất nước Mỹ khi các luồng xe cộ di chuyển bất chấp các loại hiệu lệnh, biển báo và người dân thường “mạnh ai nấy đi”. Tuy vậy, như thể “cái khó ló cái khôn”, phóng viên này đã “khen” người Việt Nam có thể “tránh va chạm nhau một cách xuất sắc”.

Phóng viên này cho rằng với tình hình giao thông hiện nay, xe tự lái khi hoạt động thử nghiệm tại Việt Nam sẽ “chôn chân” tại chỗ do không thể xử lý nhiều loại thông tin, tín hiệu cả về hình ảnh lẫn âm thanh để tạo ra các phản xạ khi tham gia giao thông nhanh như não người, trong khi giao thông Việt Nam như một “mớ hỗn độn” với ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ đều không di chuyển theo quy tắc và luật lệ nào.

Chuyên gia trong ngành xe tự lái, giáo sư Raj Rajkumar tại trường đại học Carnegie Mellon nhận định giao thông tại Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ là một thách thức cho các nhà phát triển xe tự lái nhưng đồng thời cũng có thể là cơ hội cho các nhà nghiên cứu tìm tòi, phát triển để hoàn thiện hơn nữa cơ chế cảm biến và khả năng xử lý của những chiếc xe. Khi đó, chỉ cần những chiếc xe tự lái hoạt động tốt ở Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ thì chắc chắn tại các quốc gia khác, xe tự lái sẽ hoạt động một cách xuất sắc và chuẩn chỉnh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.