• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Xử lý thế nào với đèn pha ô tô bị ố vàng?

09/07/2022, 08:00

Sau thời gian sử dụng khoảng trên 5 năm, các chủ xe có thể dễ dàng nhận thấy đèn xe có dấu hiệu xuống cấp và ố vàng.

Hỏi:

Gần đây, đèn pha chiếc xe Hyundai i30 của gia đình tôi bị ố vàng ngay tâm đèn, khiến luồng ánh sáng yếu hẳn đi. Xin tư vấn nguyên nhân và cách xử lý?

Vũ Văn Giáp (Phố Tân Ấp, phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội)

Ảnh minh họa

Cố vấn kỹ thuật Minh Đức, đại lý VinFast Thăng Long (đường Trịnh Văn Bô, Nam Từ Liêm, Hà Nội) tư vấn:

Sau thời gian sử dụng khoảng trên 5 năm, các chủ xe có thể dễ dàng nhận thấy đèn xe có dấu hiệu xuống cấp và ố vàng.

Nguyên nhân chính vì lớp nhựa bọc bên ngoài đèn ô tô là nhựa polycarbonate trong suốt, có nhược điểm dễ bị ảnh hưởng bởi tia UV và thời tiết như nước mưa, bụi bẩn, nhiệt độ...

Việc đầu tiên cần làm trước khi xử lý mọi vấn đề với đèn pha xe ô tô đó là làm sạch. Chủ xe nên rửa đèn với nước xà phòng, rồi rửa lại bằng nước và lau sạch bằng khăn.

Sử dụng băng dính chuyên dụng cho xe để dán xung quanh đèn trước khi thực hiện bước tiếp theo. Dán kín hết những phần hở, lưu ý không dán vào phần bị ố vàng.

Việc dán như vậy mục đích để bảo vệ các gioăng cao su bọc xung quanh đèn (nếu có) không bị tác động bởi giấy nhám hay dung dịch.

Sau đó, dùng kem đánh răng bôi vào các vị trí ố vàng. Cho kem đánh răng vào khăn, lau toàn bộ đèn, sau đó rửa lại với nước và lau khô.

Kem đánh răng có tính ăn mòn nhẹ, có thể loại bỏ chất bẩn và lấp đầy các vết trầy, đồng thời đánh bóng phần nhựa của đèn.

Sau khi đã làm sạch đèn, sử dụng kem đánh bóng bôi trực tiếp lên đèn pha theo chiều dọc và dùng khăn mềm xoa đều để khôi phục độ trong của đèn.

Tại bước này, nếu bạn có máy đánh bóng chuyên dụng cho xe thì công đoạn sẽ đỡ tốn thời gian hơn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.