Xã hội

Covid-19 ngày 9/3: Cả nước thêm 164.596 F0, Hà Nội vẫn cao với 31.365 ca

09/03/2022, 18:30

Dịch Covid-19 ngày 9/3: Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 164.596 ca nhiễm mới, riêng Hà Nội vẫn cao với 31.365 ca.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 8/3 đến 16h ngày 9/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 164.596 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 164.576 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.161 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 106.573 ca trong cộng đồng).

img

Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 164.596 ca nhiễm mới, riêng Hà Nội vẫn cao với 31.365 ca.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (31.365), Nghệ An (10.296), Bắc Ninh (9.068), Phú Thọ (5.594), Sơn La (4.924), Hưng Yên (4.102), Hòa Bình (3.997), Bình Dương (3.993), Nam Định (3.980), Lạng Sơn (3.905), Hải Dương (3.636), Tuyên Quang (3.498), Cà Mau (3.294), Đắk Lắk (3.119), Hải Phòng (3.027), Lào Cai (2.939), Quảng Ninh (2.905), Bắc Giang (2.794), Thái Nguyên (2.790), Điện Biên (2.772), Vĩnh Phúc (2.729), Quảng Trị (2.673), Bình Định (2.620), Thái Bình (2.608), Ninh Bình (2.554), Gia Lai (2.551), Quảng Bình (2.473), TP. Hồ Chí Minh (2.463), Hà Nam (2.372), Bình Phước (2.316), Cao Bằng (2.298), Bắc Kạn (2.258), Hà Giang (2.177), Yên Bái (2.064), Lai Châu (1.869), Khánh Hòa (1.861), Đà Nẵng (1.758), Lâm Đồng (1.224), Bến Tre (1.182), Thanh Hóa (1.163), Đắk Nông (1.011), Bà Rịa - Vũng Tàu (957), Tây Ninh (955), Hà Tĩnh (858), Vĩnh Long (754), Phú Yên (746), Quảng Ngãi (722), Bình Thuận (628), Trà Vinh (437), Thừa Thiên Huế (368), Kon Tum (367), Quảng Nam (323), Bạc Liêu (312), Long An (226), Cần Thơ (191), Đồng Nai (140), Kiên Giang (76), An Giang (73), Hậu Giang (61), Đồng Tháp (49), Tiền Giang (40), Sóc Trăng (39), Ninh Thuận (32).

Ngày 09/3/2022, Sở Y tế Nghệ An đăng ký bổ sung 45.896 ca, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 30.353 ca và Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 24.318 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-2.363), TP. Hồ Chí Minh (-620), Bình Dương (-513). - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (+5.139), Hải Phòng (+2.924), Bắc Ninh (+2.858).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 141.797 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 5.042.036 ca nhiễm, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 51.041 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 5.034.498 ca, trong đó có 2.852.397 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (557.003), Hà Nội (491.366), Bình Dương (322.628), Bắc Ninh (203.588), Quảng Ninh (158.445).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 65.872 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.855.214 ca Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.878 ca, trong đó: - Thở ô xy qua mặt nạ: 2.964 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 469 ca; Thở máy không xâm lấn: 97 ca; Thở máy xâm lấn: 344 ca; ECMO: 4 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 08/3 đến 17h30 ngày 09/3 ghi nhận 109 ca tử vong tại: Thái Nguyên (10 ca trong 2 ngày), Đồng Nai (8 ca trong 2 ngày), Hà Nội (8 ), Nam Định (7 ca trong 2 ngày), Hà Nam (6 ca trong 2 ngày), Bắc Ninh (5), Nghệ An (5), Phú Thọ (5 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (4), Đà Nẵng (4), Quảng Ninh (4), Cà Mau (3), Hà Giang (3 ca trong 2 ngày), Hải Dương (3), Kiên Giang (3), Bạc Liêu (2), Gia Lai (2), Ninh Bình (2), Quảng Ngãi (2), Quảng Trị (2), TP. Hồ Chí Minh (2), Trà Vinh (2), Bến Tre (1), Bình Dương (1), Cần Thơ (1), Điện Biên (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Hải Phòng (1), Hậu Giang (1), Hòa Bình (1), Lâm Đồng (1), Phú Yên (1), Quảng Bình (1), Thái Bình (1), Thanh Hóa (1), Tuyên Quang (1), Vĩnh Long (1), Yên Bái (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 91 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.086 ca, chiếm tỷ lệ 0,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 34.921.995 mẫu tương đương 80.763.591 lượt người, tăng 177.911 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 08/3 có 379.421 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 198.647.028 liều.

Biến thể "Omicron tàng hình" lây lan nhanh tại TP.HCM

Biến thể "Omicron tàng hình" chiếm ưu thế và lây lan nhanh tại TP.HCM là nhận định của Giám đốc Sở Y tế TP.HCM trước một câu hỏi hiện nay được nhiều người quan tâm là sau Omicron sẽ còn làn sóng COVID-19 mới nào không.

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 9/3.

Sáng 9/3, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng tham dự cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chủng Omicron có hai biến thể là BA.1 và BA.2. Hiện nay, biến thể lây nhiễm ở các nước chủ yếu là BA.1, biến thể BA.2 chỉ mới xuất hiện tại một số nước ở châu Phi và dự kiến sẽ xuất hiện tại Ấn Độ thời gian tới.

"Biến chủng BA.2 lây lan nhanh hơn BA.1. Nếu có làn sóng lây nhiễm mới biến thể BA.2, vắc xin vẫn có hiệu quả bảo vệ cơ thể không bị nặng, nhưng vắc xin không đủ để bảo vệ người không bị nhiễm. Do vậy việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 vẫn đang được đẩy mạnh" - ông Thượng thông tin.

Tại TP.HCM, giám đốc Sở Y tế TP cho biết theo kết quả tổng hợp sàng lọc nhanh (trong số ca bệnh phát hiện từ ngày 10 đến 27/2/2022) có 103/109 ca nhiễm được lấy mẫu ngẫu nhiên thuộc biến chủng COVID-19.

Trong đó, qua giải trình tự gene 67 ca thì có 43 ca nhiễm biến thể BA.2, chiếm hơn 64%. Từ những số liệu này, giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định: "TP.HCM không quá lo lắng sự xuất hiện biến chủng mới bởi hiện nay nó đã xảy ra rồi".

Cả nước còn 4.258 ca bệnh nặng đang điều trị

Trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 4.769.355 ca, trong đó có 2.786.525 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.977 ca, chiếm tỷ lệ 0,9% so với tổng số ca nhiễm.

img

TP.HCM rà soát năng lực thu dung, điều trị F0 tại các địa phương.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 4.776.873 ca nhiễm, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 48.357 ca nhiễm).

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (554.540), Hà Nội (460.001), Bình Dương (318.635), Bắc Ninh (194.520), Quảng Ninh (131.222).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 134.041 ca/ngày.

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 70.902 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.789.342 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.258 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 3.319 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 479 ca; thở máy không xâm lấn: 110 ca; Thở máy xâm lấn: 343 ca; ECMO: 7 ca.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 91 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.977 ca, chiếm tỷ lệ 0,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 34.744.084 mẫu tương đương 80.574.910 lượt người, tăng 230.532 mẫu so với ngày trước đó.

Kỷ lục mới, Hà Nội thêm 32.650 ca COVID-19 ngày 8/3

Ngày 8/3 Hà Nội phát hiện 32.650 ca COVID-19 mới, trong đó có 13.692 ca cộng đồng.

img

Số ca mắc mới ngày 8/3 cao hơn hôm trước đó 333 ca, thiết lập kỷ lục mới.

Bệnh nhân phân bố tại 545 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (1.674); Sóc Sơn (1.645); Long Biên (1.541); Hoài Đức (1.536); Hoàng Mai (1.474); Nam Từ Liêm (1.441); Hà Đông (1.429).

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 7/3, thành phố có 680.478 bệnh nhân hiện đang điều trị (giảm 2.205 bệnh nhân so với ngày 6/3).

Trong đó có 674.149 người theo dõi cách ly tại nhà (chiếm 99%); 773 người cách ly tại cơ sở thu dung, điều trị của thành phố và của các quận, huyện, thị xã.

5.196 người điều trị tại các bệnh viện tầng 2-3 của thành phố và 360 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đến nay, tổng số lượt bệnh nhân điều trị khỏi là 755.904 người. Hôm qua (7/3), Hà Nội có 18 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 (tính từ ngày 27/4/2021 cho đến nay) là 1.196 người.

TPHCM: Tách F0 khỏi người thuộc nhóm nguy cơ cao cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn

Thời gian gần đây, tuy số ca tử vong do COVID-19 vẫn duy trì ở mức thấp nhưng số ca mắc mới trên địa bàn TP.HCM tăng nhanh, tương ứng số ca nặng, số ca thở máy có xu hướng tăng.

img

UBND TP yêu cầu các địa phương tăng cường tiêm vaccine cho người trên 65 tuổi. Ảnh: HL.

Ngày 8/3, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký văn bản về việc triển khai đợt cao điểm chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ.

UBND TP cho biết thời gian gần đây, tuy số ca tử vong do COVID-19 vẫn duy trì ở mức thấp nhưng số ca mắc mới trên địa bàn tăng nhanh, tương ứng số ca nặng, số ca thở máy có xu hướng tăng.

Theo kết quả phân tích của ngành y tế, phần lớn các trường hợp nặng và tử vong do COVID-19 trên địa bàn có đặc điểm chung là người trên 65 tuổi và có bệnh nền, có trường hợp vẫn chưa tiêm vaccine. Đặc biệt, khi có triệu chứng cần nhập viện thì những trường hợp này đã ở mức độ nặng và chưa được phát hiện là F0 trước đó nên chưa được sử dụng thuốc kháng virus.

Theo UBND TP, việc mở đợt cao điểm của chiến dịch tại thời điểm hiện nay hướng đến những người thuộc nhóm nguy cơ cao là rất cần thiết nhằm giảm số trường hợp mắc COVID-19 nặng và góp phần giảm tử vong.

Theo đề nghị của Sở Y tế, UBND TP phát động đợt cao điểm chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao, thời gian của đợt cao điểm từ nay đến ngày 31/3, đối tượng là những người trên 65 tuổi có bệnh nền.

UBND TP yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, thuyết phục và phấn đấu tiêm vaccine cho tất cả người thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng chưa được tiêm. Thời gian hoàn thành trước ngày 29-3. Đặc biệt, tách riêng F0 trong hộ gia đình ra khỏi nơi lưu trú của người thuộc nhóm nguy cơ cao đảm bảo giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19.

Người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19 phải được theo dõi, cách ly, điều trị cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.

Nếu F0 trong gia đình là trẻ em, cần phải cách ly trẻ không để tiếp xúc với người thuộc nhóm nguy cơ cao trong gia đình.

Nếu gia đình không đủ điều kiện cách ly riêng, thì người nhà nên cho trẻ nhập viện các bệnh viện nhi để điều trị. Cần lưu ý các trường hợp trẻ dưới 12 tuổi có triệu chứng sốt, nên đưa trẻ đi xét nghiệm tầm soát tại các cơ sở y tế.

Các chế độ người lao động mắc Covid-19 (F0) nghỉ việc được hưởng

Thời gian qua, số ca mắc Covid-19 tăng cao. Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 920.000 F0 điều trị tại nhà và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc Covid-19 để hưởng chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.

img

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Khi người lao động mắc Covid-19 được hưởng chế độ ốm đau và chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau theo quy định, cụ thể như sau:

Theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị ốm đau hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Chế độ này hiện được áp dụng để chi trả cho người lao động mắc Covid-19 và nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị mắc Covid-19.

Để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động cần có giấy ra viện (đối với F0 điều trị nội trú) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú (đối với F0 điều trị ngoại trú).

Theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa là 30 ngày trong mỗi lần khám. Trường hợp F0 cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ cho phép, người mắc bệnh phải tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Theo Khoản 1, Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Nếu sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục trong vòng 30 ngày trở lại làm việc sau khi điều trị Covid-19 và họ đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm, họ sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Thời gian nghỉ sẽ do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, tối đa không quá 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau cần chữa trị dài ngày; tối đa 7 ngày đối với người sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật và 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (tức 447.000 đồng).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.