Khám phá

Cựu đặc vụ FBI chỉ 3 điều người EQ cao thường làm để ghi điểm khi giao tiếp

09/07/2023, 11:34

Cựu đặc vụ FBI cho biết mọi người có thể sử dụng cách này để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống khi giao tiếp.

Polina Marinova Pompliano, người sáng lập The Profile - tổ chức truyền thông chuyên ghi nhận những người thành công. Trong 6 năm qua, cô đã tiến hành nghiên cứu thói quen và suy nghĩ của những người thành công có ảnh hưởng đến thế giới. Kết quả của nghiên cứu này đã được cô đúc kết thành cuốn sách “Hidden Genius”.

Trong số những nhân vật từng nói chuyện, cô đặc biệt chú ý đến Chris Voss - cựu đặc vụ FBI. Người đàn ông này đã tiết lộ một kỹ năng quan trọng để giao tiếp với những nhà đàm phán quốc tế trong suốt 24 năm sử dụng trí tuệ cảm xúc (EQ). Ông cho rằng đây là bí quyết để bản thân có thể lắng nghe và đọc vị mọi người.

Ví dụ, vào năm 1993, hai người đàn ông đã bắt 3 nhân viên làm con tin tại Ngân hàng Chase Manhattan ở Brooklyn, New York. Voss đã là người đàm phán với 2 tên tội phạm nhằm thuyết phục thả người. Để giải quyết, ông cho biết đã áp dụng 3 điều mà những người có EQ cao sẽ sử dụng để ghi điểm ở mọi cuộc trò chuyện, đặc biệt là trong những chủ đề nhạy cảm.

Nói chuyện nhẹ nhàng

Trong cuộc đàm phán năm 1993 với những tội phạm, Voss cho biết mình đã sử dụng giọng nói to nhưng nhẹ nhàng. Giọng điệu này kích hoạt một phản ứng hoá học thần kinh giúp xoa dịu bộ não của đối phương. “Nếu nói to bằng một giọng nhẹ nhàng, êm dịu, bạn thực sự cũng có thể giúp bản thân bình tĩnh trong mọi tình huống giao tiếp”, ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn trên podcast năm 2018.

Nhắc lại dưới dạng câu hỏi

Nhắc lại là một kỹ thuật hiệu quả nhằm xây dựng sự thiện chí và thu thập thông tin trong quá trình giao tiếp. Điều này có nghĩa là bạn hỏi ngược lại họ bằng cách lặp lại một số từ khoá mà họ đã sử dụng ở câu trả lời trước đó.

Ví dụ, tên cướp nói “Tôi đã phải trải qua rất nhiều khó khăn bởi những căng thẳng cuộc sống mà bản thân đang phải đối diện”. Khi đó, bạn hãy đáp lại “Bạn đang phải chịu những căng thẳng nào?”.

Điều này giúp bạn tiếp tục lấy thêm được thông tin của tên cướp mà không bị đứt đoán. Vì mạch cảm xúc được tiếp nối nên tội phạm sẽ thành thật chia sẻ.

img

Nhắc lại dưới dạng câu hỏi là cách để chứng minh với đối phương bạn là người lắng nghe

Đặt câu hỏi nghi vấn gắn liền với cảm xúc để tìm câu trả lời khẳng định

Sau đó, Voss lại tiếp tục nói chuyện với tên cướp thứ 2. Với người này ông đặt những câu hỏi tựa “Đó không phải là lỗi của anh, phải không?” và “Bạn rất tiếc vì điều này đã xảy ra, phải không?”. Với 2 câu hỏi này, Voss cho rằng đều nhằm mục đích đi tìm câu trả lời có phải tên cướp thứ 2 này bị dụ dỗ thực hiện thành vi này hay không.

Với 3 bước này, Voss cho biết ông có thể khiến 2 tên cướp đầu hàng và thả con tin. Sau khi chia sẻ câu chuyện này, nhiều người cho rằng ông đã làm được một điều mà hiếm có ai làm được trong một cuộc trò chuyện áp lực cao như vậy. Đó chính là sự lắng nghe.

Voss cho biết các cách đàm phán này có thể được sử dụng trong mọi tình huống của cuộc sống để ghi điểm với đối phương. Nếu thành thạo nghệ thuật lắng nghe, bạn có thể sử dụng trí tuệ cảm xúc của mình để xoa dịu những mâu thuẫn với đồng nghiệp, vợ/chồng hoặc thậm chí là với con của bạn.

Thực tế, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bộ não và hành vi Daniel Goleman đã chỉ ra rằng, chỉ số thông minh IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt trong khi đó chỉ số cảm xúc EQ mới là nhân tố chiếm đến 75%.

Trong một số thống kê khác với nhiều nhân tố hơn, thành công dựa trên 20% kỹ năng chuyên môn và 20% trí thông minh IQ, còn khoảng 60% còn lại phụ thuộc hết vào chỉ số trí tuệ cảm xúc.

Tức là, với những người EQ cao, họ có khả năng hiểu biết chính mình lẫn thông thấu cảm xúc, tư duy của những người xung quanh. Do đó, họ vừa biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, lại vừa biết cách xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.