• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Đề xuất sửa luật ngăn tai nạn liên quan người trẻ

15/10/2022, 06:53

TNGT và vi phạm giao thông liên quan đến thanh, thiếu niên đang trở thành vấn đề nhức nhối, đòi hỏi phải sớm bổ sung 1 số quy định để ngăn ngừa.

Báo động TNGT liên quan thanh, thiếu niên

Hiện trường vụ TNGT khiến 2 nữ sinh tử vong ở Long An ngày 30/9

Khoảng 10h15 ngày 30/9, em Lê Nguyễn Tuyết Hương (16 tuổi) và Lê Kiều Phương Anh (16 tuổi, cùng học trường THPT Hậu Nghĩa, Đức Hòa, tỉnh Long An) chở nhau bằng xe máy 50 phân khối trên đường từ trường về nhà.

Đang đi, bất ngờ xe va chạm với một xe ba gác. Hậu quả, em Hương tử vong còn Phương Anh bị chấn thương não, gãy chân.

Thanh, thiếu niên là nhóm tuổi có tỷ lệ liên quan tới các vụ TNGT cao vì được cho là thường xuyên thực hiện các hành vi lái xe không an toàn hơn, trong đó bao gồm cả việc điều khiển xe khi không đủ năng lực và điều kiện theo tiêu chuẩn của pháp luật.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Thái Lan phải đối phó với tình trạng trẻ em từ khoảng 9-10 tuổi đã bắt đầu đi xe máy tới trường ngày càng phổ biến. Tại Cameroon, nhà chức trách phải đau đầu với sự gia tăng của tai nạn liên quan tới học sinh cấp 2 đi xe máy. Trong một nghiên cứu tại Nepal và Pakistan, tai nạn khi điều khiển xe máy là một trong những nguyên nhân chính liên quan tới tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng đối với thanh, thiếu niên.

TS. Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học GTVT


Tháng 9/2022, tại TP Pleiku, Gia Lai cũng xảy ra vụ TNGT làm 3 anh em ruột thương vong, trong đó bé nhỏ nhất mới chỉ 7 tuổi.

Trước đó, theo thống kê của Ban ATGT tỉnh Gia Lai, từ ngày 6 - 12/3/2022, trên địa bàn các huyện Đak Đoa, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa, Chư Pưh và TX Ayun Pa cũng liên tiếp xảy ra 8 vụ TNGT làm chết 13 người, bị thương 2 người.

Trong số các nạn nhân tử vong, có 8 người sinh từ năm 2004 - 2008.

Tại tỉnh Bắc Giang cách đây chưa lâu cũng xảy ra vụ TNGT khiến 3 học sinh tử vong thương tâm.

Trong vụ tai nạn này, các nạn nhân đều chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, không đội MBH, phóng nhanh mặc dù đoạn đường xảy ra tai nạn đã có biển cảnh báo nguy hiểm, hai bên là núi và nhiều phương tiện lưu thông.

Tại Phú Thọ, chiều 11/10, ghi nhận của PV Báo Giao thông tại khu vực ngã ba chợ Văn Miếu, lối đi vào trường THCS Văn Miếu (xóm Dẹ 1, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn) liên tiếp xuất hiện tình trạng học sinh sử dụng xe máy không đội MBH chở 2, 3 thậm chí kẹp 4 và gác chân lên thân xe phía trước khi lưu thông trên đường.

Tại Hà Nội, tình trạng học sinh sử dụng xe máy tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, bốc đầu thách thức lực lượng chức năng vẫn đang gây nhức nhối trong xã hội.

Tháng 3/2022, Công an TP Hà Nội ra quân đã bắt giữ được nhóm gần 100 thanh, thiếu niên đi xe máy không biển số, lạng lách, tụ tập trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Tất cả đều không có GPLX, chạy thành hàng vô cùng nguy hiểm.

Trong cuộc họp ATGT với Ủy ban ATGT Quốc gia mới đây, ông Trần Thanh Kiên, Giám đốc Sở GTVT Điện Biên cho biết, trên địa bàn hiện tượng học sinh sử dụng xe dưới 50 phân khối đang tăng cao, tình trạng học sinh tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu phổ biến, 3 vụ TNGT xảy ra trên địa bàn khiến 3 người chết trong tháng 4/2022 đều là 3 học sinh đi xe máy dưới 50 phân khối.

“Tại Điện Biên, số học sinh cấp 2 trở lên đi xe máy điện, xe dưới 50 phân khối rất nhiều. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định người điều khiển loại xe này phải thi GPLX”, ông Kiên cho hay.

Đề xuất 16 tuổi được thi lấy GPLX, cấp thêm chứng chỉ

Học sinh vi phạm giao thông trên ĐT316C qua huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ chiều 11/10

TS. Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học GTVT cho biết, vi phạm giao thông liên quan đến lứa tuổi thanh, thiếu niên thể hiện chủ yếu ở hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ điều kiện (đi xe máy khi chưa đủ 16 tuổi hay đi xe từ 50 phân khối trở lên khi chưa có GPLX vì chưa đủ tuổi thi bằng lái).

Ngoài ra còn có hành vi: Chạy quá tốc độ, lạng lách đánh võng, đi ngược chiều, không đội MBH, vượt đèn đỏ… Đối với học sinh cấp 3 (độ tuổi 16-18), những vi phạm trên thường xảy ra đồng thời.

Theo nghiên cứu của TS. Hiếu cùng các cộng sự ở TP. HCM, nguyên nhân là do phụ huynh cho phép con sử dụng các phương tiện gắn máy, đặc biệt là xe máy dù chưa đủ tuổi vì cảm thấy hữu ích, dễ sử dụng hoặc đơn giản chỉ để chiều theo ý muốn của con.

Đồng thời, họ còn nhận thấy rằng việc đi xe máy khi chưa đủ tuổi ngày càng phổ biến trong xã hội và không có sự giám sát, kiểm soát đầy đủ từ lực lượng chức năng.

Chuyên gia giao thông, TS. Phan Lê Bình cho biết, khi kinh tế - xã hội phát triển, thu nhập trung bình của mỗi gia đình tăng và có điều kiện hơn dẫn đến tình trạng mua xe máy cho con sử dụng ngày càng nhiều.

Trong khi suy nghĩ của lứa tuổi này chưa chín chắn, thích thể hiện, thường xuyên không đội MBH, lạng lách đánh võng, một số trường hợp cá biệt còn sử dụng rượu, bia tham gia giao thông dẫn đến TNGT ngày càng tăng.

Đồng quan điểm, TS. Hiếu nhấn mạnh, hầu hết lứa tuổi này đều không trải qua một khóa học chuyên nghiệp và đầy đủ về cách sử dụng phương tiện gắn máy và lưu thông như thế nào để an toàn trên đường.

Để hạn chế TNGT liên quan đến lứa tuổi này, cần tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ATGT. Trong đó, nhà trường và công an nên là những lực lượng đóng vai trò tiên quyết.

Tuy nhiên, nhà trường không thể quản lý việc học sinh đi xe máy và gửi xe phía ngoài trường. Trong khi, CSGT cũng quá bận rộn với việc điều tiết giao thông vào khung giờ cao điểm, do đó, những tác động để nâng cao nhận thức cho bố mẹ là hết sức cần thiết.

Các khóa học miễn phí tại trường hay chương trình cộng đồng về ATGT nên được tổ chức và khuyến khích sự tham gia của cả thanh, thiếu niên và phụ huynh.

TS. Phan Lê Bình cũng cho rằng, nội dung tuyên truyền ATGT dành cho thanh, thiếu niên và phụ huynh phải sát với thực tế, lấy dẫn chứng những câu chuyện, hình ảnh thương tâm do TNGT gây ra, từ đó giúp nhận thức sâu sắc hậu quả của TNGT.

TS. Hiếu cho biết thêm, thanh, thiếu niên ở các nước phát triển được thi lấy bằng và điều khiển ô tô từ năm 16 tuổi. Do đó, các nhà làm luật tại Việt Nam cũng nên xem xét cho phép thi lấy bằng lái xe máy từ năm 16 tuổi và sau đó sử dụng xe máy một cách hợp pháp.

“Theo cách này, thanh, thiếu niên phải trải qua một khóa học chuyên nghiệp, đồng thời họ cũng phải có trách nhiệm hơn (vì đã có bằng) đối với hành vi đi xe của mình. Đây cũng là cơ sở để lực lượng chức năng làm mạnh hơn, thậm chí tước GPLX và thu giữ phương tiện khi vi phạm giao thông”, TS. Hiếu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh VP Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, cơ quan quản lý nên nghiên cứu việc cấp chứng chỉ lái xe dành cho học sinh từ 16-18 tuổi. “Có thể xây dựng bộ câu hỏi và bài thi thực hành riêng, tập trung vào những kiến thức cơ bản, đơn giản phù hợp với lứa tuổi thanh, thiếu niên”, TS. Tạo nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.