img
Gieo hạt trên cánh đồng đá nghìn năm tuổi - Ảnh 1.

Khi mùa mưa đến, cũng là lúc người nông dân ở xã Buôn Choah (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) bắt đầu mưu sinh trên cánh đồng dung nham núi lửa Chư B'lúk, được hình thành từ hàng nghìn năm trước.

Gieo hạt trên cánh đồng đá nghìn năm tuổi - Ảnh 2.

Tháng 4 hằng năm, trước khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, cánh đồng nham thạch dưới miệng núi lửa Chư B'lúk lại rộn ràng.

Người dân địa phương kéo đến, cùng nhau phát dọn cây cỏ chuẩn bị cho một mùa gieo hạt.

Chứng kiến cánh đồng bắp xanh mướt như thảm nhung trải dài dưới chân núi Chư B'lúk, ít ai biết được màu xanh ấy được tạo nên trên nền dải đá nham thạch hình thành từ hàng nghìn năm trước bởi hoạt động núi lửa phun trào.

Chủ tịch UBND xã Buôn Choah Nguyễn Thị Hồng Hạnh cho hay, cánh đồng nham thạch nằm dưới chân núi lửa Chư B'lúk trải dài qua địa giới hành chính từ xã Nam Đà qua xã Đắk D'rô đến xã Buôn Choah với diện tích rộng hàng trăm hecta.

Việc gieo thả hạt vào lỗ cần sự tỉ mỉ của bàn tay phụ nữ   Ảnh: Ngọc Hùng

Việc gieo thả hạt vào lỗ cần sự tỉ mỉ của bàn tay phụ nữ Ảnh: Ngọc Hùng

Khi cơn mưa đầu mùa xuất hiện, người M'nông, Ê đê ở các xã Đắk D'rô, Buôn Choah kéo đến, cùng nhau xuống giống, bắt đầu mùa bắp mới.

Trên cánh đồng dung nham đá nhiều hơn đất nên việc gieo hạt rất đặc biệt. Một thời gian hạt nảy mầm, cánh đồng bốn bề chỉ một màu đen kịt của đá, được "thay áo" với màu xanh mướt.

Kéo vạt áo quệt mồi hôi, anh Y Thiết Buôn Oi (xã Đắk D'rô) tâm sự: "Tôi không nhớ mình đến đây khi nào, chỉ nhớ từ ngày còn rất trẻ, đất nương bên dòng sông Krông Nô rất ít, không đủ canh tác nên những người trong buôn cùng nhau đến "vùng đất chết" để khai hoang, trồng bắp.

Buổi đầu, nhìn đâu cũng thấy đá, không thể tìm được một chỗ đất mềm để đặt chân, chỗ nào có đất thì bà con chọc lỗ thả hạt vào.

Ai cũng nghĩ không có sự sống nhưng không ngờ hạt nảy mầm, phát triển xanh tốt ngoài mong đợi".

Theo anh Oi, những thanh niên có sức khỏe sẽ đi tìm khe đất, tạo lỗ nhỏ để tiện cho việc gieo hạt.

Dụng cụ để tạo lỗ chính là những thân cây tre, cây gỗ, trong đó phần đầu (khoảng 15cm) được bọc sắt, tạo độ sắc nhọn để xăm tạo lỗ trên vùng đá không bị vướng.

Đi phía sau, những người phụ nữ mang theo túi bắp treo bên mình, thả xuống vừa chiếc lỗ rồi lấp đất lại.

Mồ hôi rơi lã chã trên những khuôn mặt khắc khổ, nhưng công việc luôn được thực hiện nhịp nhàng.

img
img
img

Hành trình gieo hạt mưu sinh trên cánh đồng đá

Gieo hạt trên cánh đồng đá nghìn năm tuổi - Ảnh 5.

Diện tích cánh đồng đá dưới miệng núi lửa Chư B'lúk bạt ngàn, người dân M'nông, Ê đê lập thành từng tổ sản xuất, thành viên là những người trong cùng một dòng họ hoặc sinh sống trong cùng một buôn làng.

Công việc gieo hạt bắp tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của đôi bàn tay phụ nữ.

Người tỉa bắp dùng một tay thả hạt vào lỗ, tay còn lại cầm chiếc gậy nhỏ để lấp đất. Kết thúc một ngày gieo hạt, bàn tay họ bị nhuộm hồng màu của hạt giống.

"Người dân không tính diện tích gieo trồng bằng hecta, mà sẽ tính bằng lượng bắp được gieo xuống đất. Trung bình, mỗi gia đình sẽ gieo trồng khoảng 20kg bắp giống, tương đương với diện tích 1,5 - 2ha", anh nói

Ở đây, diện tích canh tác lớn, khu vực canh tác phần lớn là sỏi, đá nhưng lợi thế có được lại là phần đất giàu dinh dưỡng từ núi lửa. Chính điều này đã giúp nông dân giảm bớt chi phí đầu tư, nhất là mua phân bón.

Theo người dân, mỗi ngày trồng bắp được ví như một ngày hội của đồng bào M'nông ở Krông Nô.

Việc gieo thả hạt vào lỗ cần sự tỉ mỉ của bàn tay phụ nữ   Ảnh: Ngọc Hùng

Công việc gieo hạt bắp không hề đơn giản, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo Ảnh: Ngọc Hùng

Việc gieo trồng sẽ được thực hiện luân phiên. Mỗi hộ sẽ huy động khoảng 20 người, cùng làm việc trong khoảng 2 ngày, sau đó sẽ di chuyển sang rẫy nhà người khác.

Đây là cách giúp đỡ nhau làm ăn, vun đắp thêm tình cảm, tình đoàn kết trong cộng đồng.

Nhiều người cho hay, canh tác ở vùng đất bằng phẳng, màu mỡ vốn đã vất vả, ở đây đá nhiều hơn đất thì còn khó khăn hơn rất nhiều lần.

Canh tác xong thì phó mặc cho trời vì ở đây không có nước tưới, sau khoảng 5 - 6 tháng thả hạt, người dân sẽ đến mùa thu hoạch.

Với khoảng 20kg bắp giống, sau 6 tháng gieo trồng, đến tháng 11 hằng năm, người dân có thể thu được khoảng 70 triệu đồng từ bắp hạt.

Đây được coi là thu nhập khá đối với những hộ gia đình đang canh tác ở khu vực chân núi lửa Chư B'luk.

Hiện nay, cây bắp đang dần trở thành cây trồng chủ lực, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có cuộc sống ấm no, ổn định hơn.

Gieo hạt trên cánh đồng đá nghìn năm tuổi - Ảnh 7.

Những thanh niên có sức khỏe dùng cây tre đầu bọc sắt nhọn đi tìm khe đất, tạo lỗ để tiện cho việc gieo hạt

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch UBND xã Buôn Choah chia sẻ: "Cánh đồng nham thạch được người dân tìm đến gieo hạt bắp trên đá từ nhiều năm nay.

Bà con cần mẫn canh tác đúng nghĩa với câu "có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Cánh đồng bắp đã tạo kế sinh nhai rất tốt cho đồng bào nơi đây.

"Những năm qua, đơn vị khuyến nông của xã tổ chức nhiều lớp tuyên truyền kỹ thuật canh tác, chọn giống bắp để nông dân áp dụng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất khó.

Cây bắp ngoài cung cấp trái, thân lá bắp cũng được tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi nên tạo thêm nguồn thu nhập.

Từ đó, đời sống của người dân dần khấm khá lên, giúp xóa đói giảm nghèo", bà Hạnh chia sẻ và cho biết thêm, năm 2022, toàn xã có 106 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 17,5%, đến năm 2023 số hộ nghèo chỉ còn 70 hộ, chiếm 11,8%.

Sau từ 2,3 tháng gieo hạt cánh đồng đá nham thạch được thay áo, phủ một màu xanh mướt của cây bắp non

Sau từ 2,3 tháng gieo hạt cánh đồng đá nham thạch được thay áo, phủ một màu xanh mướt của cây bắp non

Gieo hạt trên cánh đồng đá nghìn năm tuổi - Ảnh 6.

Gieo hạt trên cánh đồng đá nghìn năm tuổi - Ảnh 10.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.