• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Lo ngại bán xe điện nhưng không có trạm sạc

12/09/2023, 11:30

Duy nhất mới có mạng lưới của VinFast bao phủ cả nước, trong khi các hãng khác chủ yếu đặt trạm sạc tại đại lý và cấp bộ sạc tại nhà.

Duy nhất mới có mạng lưới của VinFast bao phủ cả nước, trong khi các hãng khác chủ yếu đặt trạm sạc tại đại lý và cấp bộ sạc tại nhà. Điều này có thể dẫn tới những hệ lụy cho người sử dụng xe điện.

Sạc xe điện cách nào?

Trạm sạc nhanh của VinFast đặt trong khuôn viên của một số trạm xăng Petrolimex

Theo công bố kết quả kinh doanh của VinFast, từ tháng 12/2021 đến nay hãng xe này đã bàn giao gần 10.000 xe ô tô điện cho khách hàng tại Việt Nam, bao gồm 2 mẫu VF e34 và VF8.

Đến nay hãng đã lắp đặt khoảng 150.000 cổng sạc trên 63 tỉnh, thành. Như vậy nếu chỉ cần 50% cổng sạc nêu trên hoạt động, tỷ lệ xe trên trạm sạc đạt khá cao.

Không có hạ tầng sạc thì chiếc xe điện chỉ có thể đi loanh quanh dạo phố. Vì vậy một dự luật do Ủy ban Giao thông của EU đã đề xuất, quy định khoảng cách tối đa là 60km (37 dặm) giữa các trạm sạc EV được lắp đặt dọc theo mạng lưới đường bộ châu Âu.

Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng


Tại đại hội cổ đông thường niên, Chủ tịch Tập đoàn VinGroup - ông Phạm Nhật Vượng cho biết, khoản chi phí đầu tư hạ tầng sạc lên tới 500 triệu USD (khoảng 11.500 tỷ đồng) và phải 10 năm nữa, VinFast mới tính đến việc cho xe điện “đối thủ” dùng chung trạm sạc.

Theo khảo sát của Báo Giao thông, tính đến cuối tháng 5/2023 tại Việt Nam còn có thêm 4 hãng xe hạng sang thương hiệu Đức gồm: Audi, Mercedes, Porsche, BMW ra mắt xe thuần điện phiên bản thương mại tại Việt Nam.

Đại diện các hãng xe này đều cho biết, do là xe sang nên số lượng bán ra thị trường chưa nhiều. Hơn nữa hầu hết chủ sở hữu xe đều có thể đầu tư trạm sạc tại nhà với công suất lớn nên việc sử dụng xe điện trong phạm vi nhất định không thành vấn đề.

Đáng chú ý mới đây, thương hiệu xe điện Trung Quốc là Wuling đã chính thức bắt tay với Công ty TMT Motor để lắp ráp và bán xe điện giá rẻ tại Việt Nam. Theo công bố, những chiếc đầu tiên sẽ được bán ra thị trường trong quý III năm nay.

Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện hãng xe này cho biết, do các mẫu xe Wuling MiniEV có thiết kế nhỏ gọn nên việc sạc pin cho xe khá đơn giản. Bộ pin của xe chỉ hơn 10kw nên chỉ cần sử dụng sạc 220V hay điện 3 pha tại nhà, không cần thiết phải phát triển hệ thống trạm sạc công cộng.

Thực tế hiện nay cả 5 thương hiệu đang bán xe thuần điện tại Việt Nam, gồm VinFast, Audi, Mercedes, Porsche, BMW đều tặng kèm theo xe 1 bộ sạc tại nhà, dùng điện lưới dân dụng để sạc qua đêm.

Tuy nhiên giải pháp này có những hạn chế như thời gian sạc lâu và cách lắp đặt để đảm bảo an toàn phức tạp. Đặc biệt, giải pháp sạc tại nhà sẽ làm khó người sử dụng khi cần đi xa.

Có nên bắt buộc đầu tư trạm sạc xe điện?

Trụ sạc chậm của VinFast triển khai trong khuôn viên một số tòa nhà chung cư ở Hà Nội. Ảnh: Lam Anh

Là một người đang sử dụng chiếc VF8, PGS. TS. Đàm Hoàng Phúc (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, thực tế sử dụng xe điện VinFast chưa thấy có những vấn đề gì lớn khi sạc điện tại các trạm sạc công cộng tại Hà Nội. Vấn đề ở chỗ các trụ sạc bị xe xăng chiếm chỗ nên không vào sạc được.

Bên cạnh đó, số lượng các trạm sạc công suất lớn còn ít. Các trạm sạc công suất thấp cần thời gian sạc lâu nên có thể xảy ra ùn tắc.

“Hiện nay mới đang trong quá trình quy hoạch hệ thống trạm sạc trên các tuyến giao thông. Chỉ khi nào xong quy hoạch thì mới có cơ sở để khuyến khích và kêu gọi bên thứ 3 tham gia đầu tư hạ tầng trạm sạc”, ông Phúc cho hay.

Giám đốc một đại lý bán ô tô tại đường Nguyễn Văn Linh (quận Long Biên, Hà Nội) cho rằng, cách nhanh nhất của các hãng xe là biến đại lý và showroom thành trạm sạc công cộng. Cách này đang được 4 hãng xe sang của Đức và VinFast triển khai. “Đại lý nào cũng lắp trước cửa 1 - 2 trụ sạc phục vụ xe hãng mình trước tiên, sắp tới đây Hyundai hay TMT bán xe điện thì cũng nên làm vậy”, vị này nói.

Ngoài VinFast đang chủ động cung cấp hạ tầng trạm sạc, hiện cũng đã xuất hiện một số doanh nghiệp được coi là “bên thứ ba” tham gia đầu tư trạm sạc xe điện.

Trạm sạc EV One - một đơn vị cung cấp giải pháp sạc mới tham gia thị trường Việt Nam

Xuất hiện lần đầu tại Vietnam Motor Show 2022, EV One trưng bày nhiều giải pháp sạc cho ô tô điện, từ các trụ sạc công suất cao cho đến bộ sạc tại nhà và bộ sạc di động, phục vụ cho hầu hết mẫu xe điện tại Việt Nam.

Thiết bị của EV One do hãng công nghiệp cơ khí ABB của Đức chế tạo. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu phát triển 100 trạm sạc trong 2 năm tại Việt Nam, nhắm đến cao ốc văn phòng, khu bán lẻ và ăn uống, dự án nhà ở, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, những trạm dừng chân trên đường quốc lộ, bãi đỗ xe…

Mới nhất là sản phẩm trụ sạc được phát triển bởi Trung tâm sản xuất điện tử điện lực miền Trung (một đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung EVN - CPC). Trước khi trở thành sản phẩm thương mại, EVN - CPC đã thử nghiệm và lắp đặt vận hành trạm sạc ô tô điện tại một số địa điểm và đã hoàn thành và bàn giao 6 trạm sạc đến khách hàng, dự kiến lắp đặt tại Hà Nội. Đây là trạm sạc nhanh cho xe ô tô điện đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam đến từ đơn vị thuộc ngành điện lực. Trạm sạc có khả năng đạt 80% pin trong vòng 30 - 40 phút, tùy vào dung lượng pin của xe.

Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, ngoài VinFast, hiện một số hãng xe do chưa đầu tư mạng lưới trạm sạc nên khách hàng mua xe chỉ có 2 nơi để sạc, một là sạc tại nhà riêng và hai là tại đại lý.

Hệ lụy là người dân ở chung cư hoặc biệt thự liền kề sẽ gặp khó khăn với xe điện, không có chỗ cắm sạc trong khu vực đỗ xe chung. Thứ hai là việc đi lại bằng xe điện sẽ giới hạn cự ly do pin. Ví dụ khi cần đi mà pin chỉ còn độ 25% là không dám lái xe ra đường. Nếu có sự cố về pin, không còn cách nào khác ngoài gọi cứu hộ.

Theo ông Đồng, hiện chưa có nước nào quy định về số lượng trụ sạc trên tổng số xe điện tham gia giao thông. Tuy nhiên cần có chính sách ràng buộc các hãng xe, doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất ô tô điện tại Việt Nam đến một quy mô nào đó phải đầu tư hạ tầng trạm sạc, thay vì chỉ chăm chăm bán xe kiếm lời.

Theo ông Tô Nam Toàn, Trưởng phòng KHCNMT&HTQT (Cục Đường bộ Việt Nam), việc quy hoạch trạm sạc xe điện cho mạng lưới quốc lộ đang được nghiên cứu, xây dựng, trong đó coi trạm sạc là 1 kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Dự kiến tháng 9/2023, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ hoàn thành quy hoạch này để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo tìm hiểu, các đô thị như: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng… cũng đã có những nghiên cứu về cơ chế, chính sách để khuyến khích đầu tư trạm sạc và thúc đẩy sử dụng xe điện.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.