Đô thị

Ngắm nút giao thông siêu hiện đại tại Hà Nội từ trên cao

03/09/2023, 07:00

Những nút giao thông hiện đại không chỉ góp phần giảm ùn tắc, xung đột luồng phương tiện... mà còn tạo nên giá trị thẩm mỹ cho các tuyến đường của Thủ đô.

Nút giao đường Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 1.

Nút giao Cổ Linh kết nối đường Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng giai đoạn 1 được khởi công xây dựng ngày 21/1/2013 và khánh thành, đưa vào sử dụng ngày 5/12/2015 cùng với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 2.

Khi đó, nút giao chưa có kết nối trực thông vào đường Cổ Linh và từ đường Cổ Linh ra Vành đai 3 cũng chưa có kết nối giữa các đường gom với nút giao và thông qua nút giao để tiếp cận các khu đô thị xung quanh. Điều này dẫn đến việc giao thông đi lại qua khu vực nút giao này gặp rất nhiều khó khăn, bất cập, phải đi lòng vòng, ảnh hưởng khả năng thông hành và gây nên tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt là trong các giờ cao điểm, dịp lễ tết.

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 3.

Để giải quyết các bất cập trên, dự án hoàn chỉnh nút giao theo quy hoạch giữa đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường Vành đai 3 được khởi công ngày 6/1/2020 và khánh thành ngày 9/1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 402 tỷ đồng. Đây là nút giao hiện đại nhất Hà Nội hiện nay.

img
img

Sau khi đưa vào khai thác, công trình đã tạo điều kiện cho các phương tiện tham gia giao thông kết nối ra vào nút giao được thuận lợi, an toàn, rút ngắn hành trình và đồng bộ mạng lưới đường giao thông trong khu vực. Đồng thời phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của tuyến đường Vành đai 3, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường Cổ Linh, góp phần giảm ùn tắc giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Nút giao Pháp Vân

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 5.

Nút giao Pháp Vân nằm tại điểm đầu cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ kết nối với đường Vành đai 3.

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 6.

Đây là nút giao có lưu lượng phương tiện giao thông lớn ra vào ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô. Đặc biệt, vào dịp nghỉ lễ, nút giao thường xuyên xảy ra cảnh ùn tắc kéo dài.

img
img

Nhằm giảm ùn tắc tại nút giao thông quan trọng này, ngày 19/7, UBND TP Hà Nội đã khởi công dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân – Cầu Giẽ với đường Vành đai 3. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng, chiều dài tuyến khoảng 3,4km, điểm đầu tuyến giao với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Km 184+100), điểm cuối giao với Vành đai 3 (Km 169+100) đi qua quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 8.

Dự án khi hoàn thành có ý nghĩa quan trọng với mục tiêu từng bước hoàn thiện các tuyến trục chính đô thị thuộc kết cấu hạ tầng khung theo quy hoạch.

Nút giao Trung Hòa

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 9.

Nút giao Trung Hòa là một trong những nút giao thông quan trọng tại cửa ngõ phía tây của thành phố với 3 tầng xe chạy.

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 10.

Nút giao Trung Hòa hoàn chỉnh có tổng mức đầu tư là 1.087 tỷ đồng, được động thổ xây dựng ngày 18/1/2015 và thông xe ngày 8/1/2016. Kinh phí mở rộng, xây dựng hoàn chỉnh nút giao được lấy từ nguồn vốn dư còn lại của Dự án xây dựng giai đoạn 2 - đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội đoạn Mai Dịch - Bắc Hồ Linh Đàm với khoản vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 11.

Phạm vi nút giao Trung Hòa theo trục đường Đại lộ Thăng Long vào TP Hà Nội từ Km 3+382,03 (Đại lộ Thăng Long) đến Km 1+780 (lý trình đường Trần Duy Hưng); theo đường Vành đai 3 từ Km 22+905,38 đến Km 23+634.16 (lý trình Vành đai 3). Quy mô xây dựng 2 hầm chui thông theo 2 chiều giao thông, hướng Đại lộ Thăng Long - đường Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám.

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 12.

Nút Trung Hòa hoàn chỉnh được xây dựng để kết nối giữa dự án Vành đai 3 với đại lộ Thăng Long và phù hợp với các dự án, quy hoạch có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của các tuyến đường cao tốc. Dự án được đưa vào khai thác tạo sự thông suốt, thuận lợi cho người và phương tiện khi lưu thông qua nút giao, giảm chi phí, thời gian chờ đợi do ùn tắc giao thông.

Nút giao Thanh Xuân

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 13.

Nút giao Thanh Xuân là giao lộ 4 tầng đầu tiên và hiện đại bậc nhất ở Thủ đô.

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 14.

Vốn là điểm giao cắt phức tạp giữa QL6, đường Vành đai 3 trên cao và tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông nên việc hoàn thiện nút giao đã tăng cường khả năng vận tải, giảm ùn tắc cho trung tâm thành phố Hà Nội.

Ngắm những nút giao thông hiện đại của Thủ đô - Ảnh 15.

Tại đây được đầu tư cùng lúc với nhiều dự án đi qua như hầm chui, đường Vành đai 3 và đường sắt trên cao. Ngày 13/1/2022, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông chính thức được khánh thành. Đến nay, tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông được đông đảo người dân Thủ đô đồng tình ủng hộ và đón nhận như một phương thức vận tải hành khách công cộng tiên tiến, hiện đại lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam.

Nút giao Vĩnh Ngọc

Ngắm những nút giao thông hiện đại ở Hà Nội - Ảnh 16.

Nút giao Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh) là nút giao hoa thị hoàn chỉnh giữa tuyến đường Võ Nguyên Giáp và QL5 kéo dài.

Ngắm những nút giao thông hiện đại ở Hà Nội - Ảnh 17.

Đường Võ Nguyên Giáp dài 12,1km có tổng mức đầu tư 6.742 tỷ đồng, được tổ chức thông xe cùng thời điểm với công trình cầu Nhật Tân ngày 4/1/2015. Nếu vượt sông Hồng qua cầu Nhật Tân sẽ phải đi qua nút giao này để đi sân bay quốc tế Nội Bài.

img
img

Trong khi đó, nếu rẽ phải các phương tiện sẽ về phía cầu Đông Trù, rẽ trái là đường Hoàng Sa rồi tới đường Võ Văn Kiệt.

Nút giao trung tâm quận Long Biên

Ngắm những nút giao thông hiện đại ở Hà Nội - Ảnh 19.

Nút giao thông trung tâm quận Long Biên được triển khai trên diện tích đất 16,1ha, có tổng mức đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng. Hạng mục chính của nút giao là cầu vượt qua vòng xuyến gồm 6 làn xe theo hướng đường Nguyễn Văn Linh – cầu Đông Trù với tổng chiều dài hơn 800m, vận tốc thiết kế 80km/h.

Ngắm những nút giao thông hiện đại ở Hà Nội - Ảnh 20.

Cầu vượt có 16 nhịp, bao gồm một cầu chính và hệ thống cầu dẫn với kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép. Đây là cầu vượt thép lớn nhất Việt Nam.

Ngắm những nút giao thông hiện đại ở Hà Nội - Ảnh 21.

Kết nối với cầu vượt còn có đường giao thông nội đô, trong đó có đảo xuyến tại nút giao đường Nguyễn Văn Linh với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ và các hầm chui qua đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, riêng biệt cho các phương tiện giao thông và người đi bộ.

Nút giao Ngã Tư Vọng

img
img

Sau khi tuyến đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở (Hà Nội) có tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng được đưa vào khai thác, nút giao Ngã Tư Vọng trở thành giao lộ hiện đại với 3 tầng xe lưu thông.

Ngắm những nút giao thông hiện đại ở Hà Nội - Ảnh 23.

Đặc biệt, với chiều dài 90m, chiều cao khoảng 28m, nhịp cầu vượt thuộc dự án đường trên cao Vành đai 2 là cầu vượt cạn có chiều cao lớn nhất tại nội đô.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.