• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Góc nhìn

Vì sao cơn sốt xe điện hạ nhiệt?

27/03/2024, 09:00

Các hãng xe điện phát triển nóng trong khi hạ tầng chưa tương xứng khiến nhiều hãng xe và thậm chí chính phủ một số quốc gia phải xem lại lộ trình điện hóa phương tiện giao thông.

Vì sao cơn sốt xe điện hạ nhiệt?- Ảnh 1.

Bức họa về sự bất cập của xe điện đăng trên tạp chí National Review ở Mỹ năm 2023.

Fisker là hãng xe điện ở Mỹ gần đây lên tiếng về nguy cơ phá sản, do không có khả năng chi trả những khoản vay đến hạn. Sản phẩm của hãng, chiếc xe Fisker Ocean có thể đi được 576km mỗi lần sạc, giá 38.000 USD không quá đắt đỏ nhưng vẫn khó bán, tồn kho lớn.

Ngoài Fisker, hàng loạt thương hiệu xe điện khởi nghiệp khác từ tây sang đông, như hãng Nikola và Lordstown Motors, sau nhiều năm gọi vốn mà không có sản phẩm thương mại, thậm chí người sáng lập Nikola bị cáo buộc lừa đảo, lĩnh án tù 4 năm.

Ở Trung Quốc, tháng 10/2023 hãng xe khởi nghiệp WM Motor nộp đơn xin phá sản sau 8 năm hoạt động kèm khoản lỗ 1,13 tỷ USD. Các công ty khác ở Trung Quốc như Singulato Motors, Levdeo hay Enovate đều ngưng sản xuất từ tháng 4/2023, tiếp tục vướng vào mớ rắc rối với thủ tục phá sản.

Tại Đông Nam Á và Ấn Độ, hàng chục hãng xe điện khởi nghiệp trong giai đoạn 2019 - 2022, tạo thành cơn sốt thời điểm đó. Nhưng hạ tầng trạm sạc, chất lượng lưới điện là thách thức lớn. Tình hình khó khăn hơn khi sức ép cạnh tranh từ xe điện Trung Quốc ngày một lớn.

Từ 2023, cơn sốt xe điện có vẻ hạ nhiệt, các hãng xe điện hàng đầu thế giới như Tesla (Mỹ) và BYD (Trung Quốc) đều giảm tốc độ tăng trưởng từ hai chữ số xuống một chữ số. Sản lượng tiêu thụ gần như đi ngang trong năm 2023, kèm dự báo thận trọng về doanh số 2024.

Theo giới phân tích, nguyên nhân chính đến từ việc chính sách của Hoa Kỳ giảm bớt mục tiêu phát thải, làm chậm quá trình chuyển đổi xe điện đến năm 2030. Nguyên nhân là do phản ứng dữ dội của ngành công nghiệp xe hơi và giới công nhân ô tô Hoa Kỳ, những người lo sợ về việc chuyển đổi điện hóa quá nhanh, đe dọa việc làm trong ngành công nghiệp ô tô truyền thống.

Hôm 21/3, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cắt giảm mục tiêu áp dụng xe điện ở Mỹ từ 67% vào năm 2032 xuống chỉ còn 35%. Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã áp dụng một kế hoạch quản lý "trung lập về công nghệ", cho phép các nhà sản xuất ô tô tự do hơn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải với xe hybrid.

Các tập đoàn ô tô hàng đầu như GM, Ford, Stellantis hay Volkswagen đã bớt hào hứng với xe điện so với cách đây vài năm. Việc liên tục bù đắp lợi nhuận từ xe động cơ đốt trong cho những khoản lỗ từ xe điện, dần khiến các ông lớn trong ngành ô tô mất kiên nhẫn.

Việc các hãng xe Nhật duy trì lợi nhuận ổn định nhờ doanh số bán xe hybrid tăng trong hai năm liền cũng phần nào tác động đến các tập đoàn xe hơi lớn như Volkswagen hay GM, buộc phải suy nghĩ vì sao Toyota ba năm liền vượt mặt họ về doanh số và lợi nhuận.

Theo một số nhận định, ô tô điện cần thêm thời gian để có hạ tầng tương đương, đủ đáp ứng nhu cầu thuận tiện nhất. Vì thế ngành công nghiệp ô tô cần “bước đi quá độ” với xe hybrid, trước khi chuyển hoàn toàn sang xe điện.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.