Thời sự Quốc tế

Dự án sân bay triệu đô của Campuchia bế tắc vì nhà đầu tư Trung Quốc rút lui

26/04/2024, 09:31

Sau 5 năm công bố, giấc mơ sân bay ở tỉnh Mondulkiri (Campuchia) rơi vào bế tắc khi nhà đầu tư Trung Quốc rút khỏi dự án.

Đầu tuần qua, tờ Nikkei Asia cho biết nhà đầu tư Trung Quốc Power China tài trợ cho dự án xây dựng sân bay ở tỉnh Mondulkiri (Campuchia) đã rút khỏi dự án hơn 80 triệu USD (hơn 2 nghìn tỷ đồng), khiến giấc mơ về một sân bay vùng đông bắc Campuchia rơi vào ngõ cụt. 

Theo tờ Cambodianess, lý do khiến PowerChina rút khỏi dự án là do gặp khó khăn tài chính, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến công ty không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của nước này.

Kể từ khi dự án được công bố vào năm 2019 đến nay, khu vực dự án sân bay Mondulkiri vẫn nằm im bất động, chỉ là vùng đất nông nghiệp đã giải phóng mặt bằng, bao quanh là những hàng rào bê tông.

Việc nhà thầu Trung Quốc rút khỏi dự án khiến tiến độ triển khai xây dựng sân bay càng gặp nhiều khó khăn. 

Kể từ khi dự án và nhà đầu tư Trung Quốc được công bố vào năm 2019, đến nay, hiện trường vị trí xây dựng sân bay Mondulkiri vẫn chỉ là vùng đất nông nghiệp đã bị giải phóng mặt bằng, bao quanh là những cột hàng rào bê tông. (Ảnh: Khmer Times)

Kể từ khi dự án và nhà đầu tư Trung Quốc được công bố vào năm 2019, đến nay, hiện trường vị trí xây dựng sân bay Mondulkiri vẫn chỉ là vùng đất nông nghiệp đã bị giải phóng mặt bằng, bao quanh là những cột hàng rào bê tông (Ảnh: Khmer Times).

Sau khi Trung Quốc rút lui, chính quyền Campuchia cho biết đang tìm kiếm nhà đầu tư mới, đồng thời ký kết thỏa thuận với một nhóm các nhà đầu tư vào đầu năm để tiến hành nghiên cứu khả thi.

Song, tờ Nikkei Asia dẫn lời các nhà quan sát cho rằng Mondulkiri là lựa chọn kỳ lạ để triển khai xây dựng một sân bay mới trị giá hàng chục triệu đô la.

Mondulkiri chỉ là vùng đất hẻo lánh, thưa thớt dân cư của Campuchia, với thủ phủ của tỉnh chỉ có dân số hơn 13.000 người và rất ít địa điểm hút khách du lịch.

“Tôi không thấy bất kỳ cơ hội kinh tế nào trong dự án này. Nhu cầu nội địa rất thấp” - ông Ou Virak, nhà sáng lập Diễn đàn Tương lai của Campuchia cho biết.

Cũng theo Nikkei Asia, không riêng Mondulkiri, thời gian qua, Campuchia đã đón nhận làn sóng đầu tư nhộn nhịp vào các dự án cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc theo Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) nhưng rất nhiều dự án đã vào ngõ cụt hoặc không cho thấy hiệu quả tốt. 

Điển hình như dự án sân bay Siem Riep, sân bay lớn nhất Campuchia, được các công ty Trung Quốc tham gia đầu tư xây dựng hơn 1,1 tỷ USD theo hình thức BOT. 

Đến nay sân bay mới khánh thành vẫn chưa thể giúp du lịch Siem Riep hồi phục trở lại về mức trước đại dịch Covid-19, dù đây là nơi tọa lạc quần thể di tích Angkor Wat nổi tiếng. Lợi ích dành cho nhà đầu tư vào dự án sân bay cũng chưa thực sự rõ ràng.

Siêm Riệp là sân bay lớn nhất Campuchia, khánh thành vào tháng 10/2023, được các công ty Trung Quốc đầu tư với tổng vốn hơn 1,1 tỷ USD theo hình thức BOT.

Siêm Riệp là sân bay lớn nhất Campuchia, khánh thành vào tháng 10/2023, được các công ty Trung Quốc đầu tư với tổng vốn hơn 1,1 tỷ USD theo hình thức BOT (Ảnh: CNN).

Theo số liệu từ CEIC năm 2023, tổng cộng chỉ có 1,86 triệu lượt khách nước ngoài ghé thăm ba sân bay chính của Campuchia (sân bay Phnom Penh, Sihanoukville và Siem Riep). Tính riêng tháng 1/2024, chỉ có hơn 6.400 lượt khách đến sân bay Sihanoukville.

Nikkei Asia cho biết nếu sân bay ở ngay điểm đến du lịch hàng đầu còn gặp khó khăn thì có rất ít lý do để lạc quan đối với các dự án sân bay phục vụ vùng sâu, vùng xa như Mondulkiri.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.