• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Bảo dưỡng ô tô trước Tết, cần lưu ý gì?

06/02/2024, 09:00

Nắm rõ các hạng mục được và không được bảo hành, ghi nhớ các mốc thời gian và đến đúng địa điểm... là những điều mà chủ phương tiện cần lưu ý khi mang ô tô đi bảo dưỡng.

Sát Tết, nhu cầu mang xe đi bảo dưỡng, bảo hành tăng cao. Để tránh mất thời gian và bị động về chi phí, chủ phương tiện cần nắm rõ những lưu ý sau để việc bảo hành được nhanh chóng và thuận lợi.

Những chi tiết được bảo hành miễn phí

Thường thì hệ truyền động (động cơ, hộp số, hệ thống dẫn động) sẽ được bảo hành miễn phí. Khi có bất cứ bộ phận nào thuộc hệ thống truyền động phát sinh lỗi trong thời gian bảo hành thì nhà sản xuất sẽ chịu toàn bộ phí tổn để tiến hành sửa chữa hoặc thay thế, chẳng hạn như: hộp số có hiện tượng giật mạnh trong quá trình tăng số, tua máy tăng vọt mỗi khi chuyển số, động cơ khó khởi động, động cơ quá nóng...

Chế độ bảo hành dành cho hệ truyền động cũng có giới hạn dựa trên thời gian hoặc số km, tùy theo điều kiện nào đến trước. Tuy nhiên thời hạn bảo hành hệ thống truyền động thường dài hơn những loại khác như bảo hành khung gầm, bảo hành ắc quy, thiết bị âm thanh...

Bảo dưỡng ô tô trước Tết, cần lưu ý gì?- Ảnh 1.

Ắc-quy ô tô được bảo hành với chế độ riêng từng hãng, quy định thường được áp dụng là 12 tháng hoặc 10.000 km.

Tại Việt Nam, hầu hết các hãng xe đều áp dụng thời hạn bảo hành chung là 3 năm hoặc 100.000 km dành cho xe mới, lâu nhất là hãng xe Subaru 5 năm hoặc 100.000 km. Honda thì cung cấp gói gia hạn để tăng thời hạn bảo hành lên thành 5 năm hoặc 150.000 km.

Hiện chỉ có hãng xe Chevrolet cung cấp chế độ bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km dành cho động cơ và hộp số, trong khi bảo hành chung là 2 năm hoặc 50.000 km.

Một số hãng có thời hạn bảo hành ắc quy 12 tháng hoặc 20.000 km như: Hyundai, Kia , Mazda, Mitsubishi, Nissan, Toyota. Riêng Lexus bảo hành ắc quy lên tới 36 tháng hoặc 100.000 km.

Ngoài ra còn có những chế độ bảo hành đặc biệt khác như: bảo hành hệ thống điều hòa có thời hạn 36 tháng hoặc 100.000 km của Nissan; Bảo hành hệ thống âm thanh được lắp kèm theo xe có thời hạn 36 tháng hoặc 100.000 km của Mitsubishi.

Lexus đặc biệt nhất với bảo hành han gỉ bề mặt và hư hỏng lớp sơn thời hạn 36 tháng hoặc 100.000 km, và bảo hành lỗ thủng do bị ăn mòn thời hạn tới 6 năm và không giới hạn km.

Các hãng xe sang khá hào phóng khi áp dụng chế độ bảo hành không giới hạn km như BMW và Mercedes-Benz với 24 tháng, Audi với 36 tháng, Posche với 48 tháng và còn gia hạn tới 10 năm nếu khách hàng có yêu cầu.

Những hư hỏng bị tính phí

Chế độ bảo hành miễn phí thường sẽ không được áp dụng cho những thiết bị hao mòn tự nhiên như: đĩa côn, khớp nối đồng tốc, vỏ xe, bu-gi, các bộ lọc nhiên liệu, các bộ lọc dầu, các bộ lọc gió, má phanh, đĩa ly hợp, đèn, cầu chì, chổi than, cần gạt nước, dây đai và các bộ phận bằng cao su, kính....

Khi xe bảo hành, bảo dưỡng thì các khoản phát sinh như dầu, mỡ, dung dịch điện phân cho ắc-quy, nước làm mát bộ tản nhiệt… sẽ phải tính phí..

Bảo dưỡng ô tô trước Tết, cần lưu ý gì?- Ảnh 2.

Bugi trên ô tô, một trong những thiết bị hao mòn trong quá trình sử dụng và không được bảo hành.

Ngoài ra, chế độ bảo hành miễn phí sẽ không được áp dụng cho bất cứ một hư hỏng, tổn thất nào xảy ra trong trường hợp xe ô tô không được bảo dưỡng theo đúng định kỳ khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc bảo dưỡng không đầy đủ, không đúng quy định của nhà sản xuất.

Ngoài ra, việc bảo dưỡng, sửa chữa không được thực hiện bởi các đại lý ủy quyền của hãng, những hư hỏng do xe làm việc quá tải, do chủ xe tự ý lắp đặt thêm các trang thiết bị, phụ kiện khác cũng sẽ bị từ chối bảo hành.

Ghi nhớ thời gian và đến đúng địa điểm

Trong thời gian bảo hành, chủ xe nên ghi nhớ các mốc thời gian bảo hành, bảo dưỡng của các bộ phận trên xe (được ghi rõ trong sổ tay bảo hành của hãng) để mang xe đi bảo dưỡng miễn phí theo đúng chế độ. Nếu bỏ qua các mốc thời gian này mà xe không được bảo dưỡng thì những hư hỏng phát sinh sau này sẽ khó nhận được chế độ bảo hành miễn phí.

Về địa điểm bảo hành, nếu là xe mới, còn thời hạn bảo hành thì sẽ được hỗ trợ tại bất cứ đại lý ủy quyền nào của hãng.

Bảo dưỡng ô tô trước Tết, cần lưu ý gì?- Ảnh 3.

Hãy chú ý đến phiếu nhắc lịch để mang xe đến kiểm tra bảo hành bảo dưỡng đầy đủ.

Thông thường, sau mỗi lần người dùng mang xe đến hãng để làm bảo hành (hoặc bảo dưỡng), đội ngũ cố vấn dịch vụ sẽ "note" lần tiếp theo cần mang xe đến vào một tờ phiếu nhắc và treo ở cần gạt mưa, người dùng có thể thông qua tờ phiếu đó để nhớ mốc tiếp theo cần mang xe qua cho đúng thời gian đã định.

Cuối cùng, khi mang xe đi bảo hành thì chủ xe nên đọc kỹ sổ bảo hành và yêu cầu nhân viên đại lý giải thích rõ ràng về những công việc, chi phí phát sinh trước khi tiến hành để không lâm vào tình trạng bị động về chi phí.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.