• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Có hay không làn sóng chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu ô tô?

07/12/2018, 14:29

Gần đây, một số mẫu xe bất ngờ chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc. Liệu đây có phải là một xu hướng trên thị trường ô tô Việt Nam?

Mazda2 mới được Thaco chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan

Liên tiếp chuyển sang nhập khẩu

Cuối tháng 11/2018, Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) chính thức giới thiệu tới khách hàng Việt mẫu xe Mazda 2 phiên bản cải tiến mới với giá bán từ 509 - 599 triệu đồng. Đáng chú ý, thay vì lắp ráp như trước đây, Mazda2 được THACO nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan về bán tại thị trường Việt Nam. Lý giải nguyên nhân chuyển Mazda2 từ lắp ráp sang nhập khẩu Thái Lan, đại diện THACO cho biết, việc chuyển từ lắp ráp trong nước sang nhập khẩu Mazda2 từ Thái Lan đơn giản chỉ là bài toán cơ cấu lại sản xuất của hãng mẹ. Theo đó, Nhà máy Mazda THACO tại Việt Nam sẽ tập trung sản xuất các mẫu xe Mazda CX-5, Mazda3, Mazda6, còn nhà máy Mazda tại Thái Lan sẽ sản xuất Mazda BT50 và nay là Mazda2 để tập trung tận dụng tối đa dây chuyền sản xuất.

“Việc chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu Mazda2 không liên quan gì đến khả năng cạnh tranh cũng như các chính sách thuế, phí hiện nay. Việc chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu đơn giản chỉ là phân bổ lại cơ cấu sản xuất các mẫu xe Mazda trong khu vực ASEAN để đảm bảo hiệu quả chung của các nhà máy Mazda”, đại diện THACO cho biết.

Tuy nhiên, không giống với Mazda2, Suzuki Swift 2019 vừa ra mắt cũng là một mẫu xe chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu nhưng lại có lý do khác. Tuy là mẫu xe du lịch bán chạy nhất của Suzuki trong một vài năm trở lại đây nhưng theo nhận định, việc chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu của hãng xe này có thể xuất phát từ hiệu quả kinh doanh. Nguyên nhân vì sao dừng lắp ráp, chuyển sang nhập khẩu mẫu xe Swift không được Suzuki Việt Nam tiết lộ. Tuy nhiên, điều có thể thấy ngay là khi chuyển sang nhập khẩu, giá của Suzuki Swift 2019 đã rẻ hơn khi được lắp ráp trước đây từ 60 - 70 triệu đồng (hiện có giá bán từ 499 - 549 triệu đồng). Với việc nhập khẩu Swift, hiện Suzuki không còn mẫu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống lắp ráp trong nước mà chuyển hoàn toàn sang nhập khẩu.

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban Chính sách của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), so với xe lắp ráp trong nước, ô tô nhập khẩu ASEAN hiện nay có thuận lợi về mặt tâm lý khách hàng ưa chuộng hàng nhập khẩu. Tiếp đến, chi phí xe nhập khẩu (giá thành và chi phí nhập khẩu) thấp hơn giá thành của xe sản xuất lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, nói có làn sóng chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu chưa hẳn đúng.

Doanh nghiệp vẫn chờ chính sách ưu đãi xe lắp ráp

Thực tế, từ khi ô tô nhập khẩu ASEAN về Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế cho đến nay, cũng đã có nhiều mẫu xe chuyển từ lắp ráp sang nhập nguyên chiếc như: Honda CR-V, Civic, Ford Everest (nhập Thái Lan) hay thậm chí cả mẫu xe bán chạy như Toyota Fortuner (nhập Indonesia).

Theo Trưởng tiểu ban Chính sách của VAMA Nguyễn Trung Hiếu, rất có thể trong thời gian tới, mẫu xe lắp ráp nào có doanh số ít thì khi ra bản mới sẽ chuyển sang nhập khẩu bởi khi mẫu cũ khó bán, đến khi ra mẫu mới thông thường phải đầu tư, điều chỉnh lại dây chuyền (đồ gá, khuôn dập, đào tạo, làm mẫu,…) mà không rõ có bán được không nên lựa chọn nhập khẩu dễ dàng hơn so với lắp ráp. Ngoài ra, do hội nhập ASEAN nên các hãng đều tính bài toán đầu tư cho cả khu vực chứ không đầu tư dàn trải tất cả các nước. Còn mỗi hãng sẽ vẫn cố gắng duy trì sản xuất ít nhất một mẫu xe chủ lực đợi chính sách hỗ trợ xe lắp ráp trong nước. “Sản xuất lắp ráp vất vả lắm, phải tuân thủ nhiều quy định nên phải đủ sản lượng mới nên làm”, ông Hiếu chia sẻ thêm.

Còn theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, các nhà sản xuất lắp ráp và nhập khẩu ô tô bao giờ cũng tính lợi nhuận. Cái gì có lợi hơn thì sẽ làm. Việc chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu đối với một vài mẫu xe xuất phát từ yêu cầu của thị trường, yêu cầu đầu ra của người tiêu dùng và đối với doanh nghiệp sẽ không phải đầu tư dây chuyền sản xuất lắp ráp tốn kém. So với ô tô nhập khẩu ASEAN, ô tô lắp ráp trong nước có giá thành cao hơn khoảng 20%. Đồng thời, xe nhập khẩu từ ASEAN được giảm thuế nhập khẩu nên đây là lợi thế. Ngoài ra, ô tô nhập khẩu lại đánh trúng tâm lý ưa dùng hàng ngoại của một bộ phận không nhỏ người Việt.

Cùng quan điểm với ông Ngô Trí Long, một chuyên gia trong ngành ô tô cho biết, cái lợi của ô tô nhập khẩu ASEAN hiện nay chính là được hưởng ưu đãi thuế nhập 0% khi về Việt Nam nếu đủ điều kiện. “Đối với một mẫu xe mới sẽ phải đầu tư dây chuyền sản xuất mới, tốn rất nhiều chi phí trong khi sản xuất xe tại một số nước ASEAN như Thái Lan có tỷ lệ nội địa hóa nhiều hơn nên rẻ hơn, không phải đầu tư mà thuế nhập khẩu đã về 0% nên doanh nghiệp không tội gì mà không nhập khẩu”, vị chuyên gia chia sẻ.

Vị chuyên gia cũng nhận định, có thể việc chuyển sang nhập khẩu một vài mẫu xe thay vì lắp ráp như trước đây xuất phát từ việc những dòng xe đó bán ít. Khi chuyển sang nhập khẩu, số tiền đầu tư vào sản xuất lắp ráp các dòng xe này được doanh nghiệp dùng để ưu tiên sản xuất những mẫu xe khác. “Mẫu xe, hãng xe nào có lợi thế vẫn sẽ tiếp tục sản xuất lắp ráp và ngược lại, không có lợi thế hoàn toàn có thể chuyển sang nhập khẩu”, chuyên gia cho biết thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.