• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Các nước Đông Nam Á ưu đãi cho xe điện như thế nào?

20/05/2023, 09:30

Ưu đãi xe điện trong ASEAN được phân thành 3 dạng, gồm miễn thuế cho người mua, giảm thuế cho nhà sản xuất và trợ cấp chính phủ trên đầu xe.

Ưu đãi cao nhất cho xe lắp ráp tại chỗ

Trong các nước thành viên ASEAN, hiện chỉ có 6 nước đã và đang hoàn hiện chính sách để phát triển xe điện, gồm: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Singapore.

Các nước còn lại dung lượng thị trường nhỏ, có xu hướng xây dựng chính sách tương đồng nước láng giềng.

Mạng lưới trạm sạc của Tập đoàn Trường Thành ô tô Trung Quốc phát triển tại Thái Lan

Hiện nay, ưu đãi xe điện trong ASEAN được phân thành 3 dạng, gồm miễn thuế cho người mua, miễn giảm thuế cho nhà sản xuất và trợ cấp chính phủ trên mỗi đầu xe bán ra.

Hình thức ưu đãi thông qua miễn thuế cho người mua được Malaysia thực thi, gồm xe điện CBU và CKD được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu cho đến ngày 31/12/2024.

Trong khi đó, linh kiện cho xe điện lắp ráp CKD tại Malaysia được miễn thuế nhập khẩu cho đến ngày 31/12/2025. Malaysia không trợ cấp trực tiếp đến tay người mua xe điện.

Đối với Thái Lan, nước này lại trợ cấp từ 70.000 đến 150.000 baht (2.000 đến 4.300 USD) tùy thuộc vào kích cỡ pin, được tài trợ chung cho cả xe điện CBU và CKD.

Đối với các nhà sản xuất xe chạy bằng pin, Chính phủ Thái Lan cũng cắt giảm 40% thuế nhập khẩu cho những chiếc xe có giá dưới 2 triệu bạt và 20% đối với những chiếc xe có giá từ 2 đến 7 triệu bạt.

Chính phủ Indonesia cung cấp khoản trợ cấp tối đa lên tới 80 triệu rupiah (5.300 USD) cho những người mua xe ô tô điện

Đối với xe hybrid, khoản trợ cấp sẽ lên tới 40 triệu rupiah (2.650 USD), trong khi đó là 8 triệu rupiah (500 USD) đối với xe máy điện.

Chính phủ Indonesia cũng sẽ chi trả khoản trợ cấp tới 5 triệu rupiah (350 USD) để chuyển đổi một chiếc xe máy động cơ đốt trong sang xe máy điện.

Tại Singapore, chính phủ nước này trợ cấp trực tiếp cho người mua xe ô tô điện (tối đa 45.000 đô la Singapore) và giảm 10% phí đăng ký sử dụng ô tô (COE).

Mức phí COE ở Singapore thậm chí còn cao hơn giá trị xe, do phải đấu giá để có quyền này, được mua 1 xe mới và sử dụng trong 10 năm.

Tin liên quan

Xe điện VinFast có được miễn thuế khi xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á?

Tại Việt Nam, xe điện sản xuất trong nước được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 15% xuống 3%, (áp dụng đến 28/02/2027) và miễn phí trước bạ, tương đương giảm số tiền để xe lăn bánh từ 10% đến 12% giá trị niêm yết của xe.

Nếu quy đổi ra tiền đô la Mỹ, giá trị ưu đãi bằng thuế - phí với xe điện tại Việt Nam hiện hấp dẫn nhất Đông Nam Á, có thể lên đến 8.000 USD (tương đương 200 triệu đồng) với một chiếc xe có giá niêm yết 42.000 USD.

Như vậy, trong số 5 thị trường ô tô xe máy điện lớn nhất ASEAN, cách hỗ trợ của Indonesia và Thái Lan và Singapore giống nhau, là tài trợ cho người mua cuối cùng bằng tiền chính phủ.

Còn Malaysia và Việt Nam dùng ưu đãi thuế và phí để kích thích tiêu dùng xe điện, thông qua việc giảm thuế cho nhà sản xuất và giảm chi phí lăn bánh cho người mua cuối cùng.

Điểm chung là 4 nước (Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam) hỗ trợ mạnh tay cho xe điện lắp ráp tại chỗ, bằng cách miễn giảm thuế nhập khẩu linh kiện.

Chính sách với sản xuất pin và hạ tầng trạm sạc?

Chính phủ Thái Lan công bố triển khai chương trình trợ cấp 24 tỷ bạt cho ngành công nghiệp sản xuất pin dành cho xe điện.

Còn với mạng lưới sạc, các nhà phát triển trạm sạc được ưu đãi thuế trong 3 năm, với điều kiện có ít nhất 40 trụ sạc, 25% trong số đó có khả năng phát điện một chiều giúp sạc nhanh (DC).

Indonesia hỗ trợ cho các nhà sản xuất pin và phát triển trạm sạc thông qua kênh tín dụng, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã ban hành quy định nới lỏng điều kiện cho vay, giảm lãi suất đối với các công ty phát triển trạm sạc.

Hãng VinFast của Việt Nam đã triển khai mạng lưới sạc cả cố định và di động

Singapore đặt mục tiêu xây dựng 60.000 điểm sạc xe điện vào năm 2030, bao gồm 40.000 điểm tại các khu đỗ xe công cộng và 20.000 điểm tại khu dân cư.

Quá trình này sẽ do Chính phủ chủ trì và phối hợp với các đơn vị tư nhân thực hiện. Như vậy, đến năm 2030, tại Singapore cứ 5 xe điện sẽ có 1 điểm sạc.

Malaysia xác định trạm sạc và sản xuất pin là cấu thành của xe điện, nên hỗ trợ cho các nhóm này như hỗ trợ nhà sản xuất ô tô điện bằng cách ưu đãi thuế.

Tại Việt Nam, nhà phát triển trạm sạc và sản xuất pin được hưởng lợi trước tiên về thuế, do được xác định lĩnh vực công nghệ cao theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, cách hỗ trợ nhà sản xuất pin và phát triển trạm sạc của các nước ASEAN có thể nói là gần giống nhau, chính phủ hỗ trợ bằng cách giảm thuế, ưu đãi thuế cho nhà sản xuất pin cũng như bên vận hành trạm sạc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.