Thông thường các lái xe chỉ tiến hành cân bằng động cho lốp khi thay lốp mới hoặc kiểm tra tổng thể khi xe có hiện tượng bất thường khi di chuyển. Tuy nhiên, nếu các góc đặt bánh xe ô tô trên bị sai hoặc không đúng tiêu chuẩn đều có thể dẫn tới những mối nguy hại cho người lái như: nhao lái, mất lái, lốp mòn không đều…, khiến người lái xe nhẹ thì mệt mỏi khi vận hành xe, tốn kém nhiều chi phí trong việc thay lốp, nặng là gặp những nguy cơ về tai nạn khi lưu thông trên đường.
Thực tế, ngay từ khi ra đời, các bánh xe ô tô đã được thiết kế sao cho chúng tạo thành những góc nhất định với thân xe và với mặt đường. Một chiếc xe dù hiện đại đến đâu nhưng cấu tạo chung nhất là vẫn phải có bốn bánh tiếp đất, khi di chuyển bánh xe phải thẳng đứng.
Điều này cho thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng của bánh xe không chỉ là nâng đỡ toàn bộ của chiếc xe mà bánh xe còn được thiết kế mang tính hình học tối ưu để tạo cho chiếc xe đó có tính năng vận hành tốt như: khả năng bám đường, tạo cảm giác lái êm dịu, đảm bảo độ bền nhất cho các chi tiết cơ khí (dàn rô-tuyn, cao su, bi moay-ơ…), giảm thiểu nhất độ mài mòn lốp xe.
Việc thiết kế 4 điểm chạm đất sao cho chúng tạo với mặt đường và tạo với nhau một góc nhất định nào đó tùy thuộc vào trình độ thiết kế cũng như ý định của kỹ sư chế tạo xe hơi để sao cho chiếc xe có tính năng vận hành tốt nhất hoặc tuổi thọ của lốp được kéo dài nhất có thể.
Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng ô tô, có những xe lái rất nhẹ nhàng, chắc chắn, linh hoạt, chính xác, dễ điều khiển (tay lái "đánh đâu trúng đó"), lái lâu không bị mệt, và có những xe cảm giác lái rất "cứng" hoặc rất "nhão", hoặc phải tốn rất nhiều công sức để điều khiển xe đi đúng hướng.
Sở dĩ xảy ra điều này vì trong quá trình di chuyển, vận hành xe, sau một quá trình làm việc các rô-tuyn, cao su bị nhão, bi moay-ơ bị mòn, các bulong, đai ốc bị nới lỏng, hệ thống treo, lái bị mòn, rơ…điều này dẫn tới các góc đặt bánh xe không còn giữ được như thiết kế ban đầu và làm cho xe khó điều khiển hơn.
Không phải lúc nào sau một thời gian xe mới bị lệch góc đặt bánh xe. Đã có nhiều trường hợp xe chỉ sau một cú xóc mạnh đã bị lệch khỏi chuẩn và dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không có cách điều chỉnh góc đặt bánh xe kịp thời.
Việc lệch góc bánh cũng rất khó để người lái xe có thể nhận biết rõ ràng. Bởi việc lệch thường diễn ra từ từ và người dùng xe chỉ việc dùng sức để ghì lại vô lăng, dẫn tới việc không cảm nhận được sự thay đổi và việc này rất nguy hiểm cho chính người lái xe và mọi người xung quanh. Chính vì lẽ đó, chỉ cần có một cảm nhận nhỏ về việc lốp mòn bất thường, bánh xe bị rung, vô lăng bị lệch… cả ngay sau thay lốp thời gian ngắn cần phải kiểm tra lại độ lệch của bánh và thực hiện quy trình điều chỉnh độ chụm bánh xe nếu cảm thấy cần thiết.
Ngoài ra cũng cần phải kiểm tra góc đặt bánh xe nên thực hiện tại các địa điểm bảo dưỡng ô tô uy tín và những nơi có thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe để đảm bảo nhất về độ chính xác.
Không nên tự cân chỉnh lại góc bánh xe ô tô, bởi làm thế có thể sẽ khiến bánh xe bị lệch nặng hơn lúc đầu do không đủ các trang thiết bị cần thiết cũng như kỹ thuật tay nghề của thợ. Do đó, ngoài việc phải lưu ý để lái xe an toàn cũng cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống bánh lái để chắc chắn xe ô tô luôn vận hành ổn định.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận