Tác hại từ việc hạ kính khi ô tô đang chạy
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 7 triệu người chết do ô nhiễm không khí.
Những ai tiếp xúc trực tiếp với khói, sương mù và bụi sẽ bị ảnh hưởng rất xấu đến đường hô hấp, đặc biết với những ai tiếp xúc lâu dài.
Một nghiên cứu khác đến từ các nhà khoa học tại Anh: tiếng ồn phát ra từ các phương tiện giao thông có thể gây tổn hại lớn đến thính giác.
Ô nhiễm không khí nặng nề khi hạ kính lúc xe đang chạy
Những người lái xe trong khi cửa sổ xe đang mở sẽ tiếp xúc với bụi bẩn trong không khí, hành khách cũng không miễn nhiễm với ô nhiễm không khí.
Các nhà nghiên cứu cũng đã đo nồng độ các chất ô nhiễm không khí trong xe khi hệ thống HVAC (sưởi ấm, thông gió và điều hoà) đang bật. Các hạt có hại giảm 80% khi cửa sổ đóng và quạt được bật.
Thông thường, bộ lọc không khí trong cabin cũng giúp lọc đáng kể các loại ô nhiễm từ không khí tuần hoàn. Tuy nhiên, việc sử dụng chế độ tuần hoàn không phải lúc nào cũng được khuyến khích, đặc biệt là ở những nơi có nhiệt độ bên ngoài xe cao hơn. Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng lái xe trong giờ thấp điểm có thể giúp giảm mức độ phơi nhiễm ô nhiễm không khí xuống 91% vào buổi sáng và 40% vào buổi tối.
Lựa chọn cuối cùng có lẽ là sử dụng ô tô có điều hòa không khí hoặc chuyển sang các dòng xe ô tô và xe tải chạy điện mới, không thải khí trực tiếp ra môi trường. Nhược điểm duy nhất của điều này là những thành phố nghèo rất khó tiếp cận được với những chiếc xe xanh như vậy.
Ảnh hướng đến thính giác
Ngoài các vấn đề về ô nhiễm môi trường, nguy cơ mất thính giác cũng là một vấn đề cần cân nhắc khi hạ kính cửa sổ trong lúc xe đang chạy.
Xe ô tô thường được biết đến là tạo ra nhiều tiếng ồn. Mỗi loại động cơ và dòng xe có thể tạo ra những loại tiếng ồn khác nhau. Ví dụ, động cơ xăng tạo ra tiếng ồn 85 dB, trong khi động cơ lai hybrid, động cơ điện hoặc động cơ 4 xi-lanh nhỏ có thể yên tĩnh hơn.
Thứ hai là yếu tố cản gió, tiếng gió rít khi xe đang chạy làm tăng đáng kể tiếng ồn.
Kế đến, hoạt động giao thông vận tải là nguồn chính gây ô nhiễm tiếng ồn ở các thành phố. Một chiếc xe đi ngang qua có thể tác động âm thanh lên tới 100 dB trong giây lát.
Tần số âm thanh con người nghe thấy khi xe tiến lại gần sẽ cao hơn tần số khi xe chạy ra xa. Hiệu ứng Doppler này sẽ khuếch đại âm thanh lên tới mức cực độ, âm thanh càng to hơn khi hạ cửa sổ xe. Do đó, nên cân nhắc khi hạ cửa kính lúc đang lái xe. Nếu muốn mở cửa sổ, hãy cố gắng chọn lái xe vào giờ thấp điểm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận