• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Công nghiệp hỗ trợ xoay chuyển thế nào trước xu thế xe điện?

03/03/2023, 10:27

Để phát triển công nghiệp phụ trợ cho ô tô, Việt Nam nên tận dụng sản xuất các chi tiết cao su, nhựa và điện tử để đón đầu xu thế điện hóa ô tô.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để phát triển công nghiệp phụ trợ cho ô tô, Việt Nam nên tận dụng sản xuất các chi tiết cao su, nhựa và điện tử để đón đầu xu thế điện hóa ô tô.

Không nhất thiết phải làm luyện kim, cơ khí

Xu hướng sản xuất ô tô điện tạo ra cơ hội mới cho công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện nay, ngành công nghiệp ô tô đang nhập khẩu 80% linh kiện sản xuất.

Năm 2022, doanh số bán xe toàn ngành đã chạm mốc 500.000 chiếc. Do đó, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô đang trở nên cấp thiết và có cơ hội lớn.

Những điểm tích cực, sẽ là cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ khi nhiều doanh nghiệp như: TC Motor, Toyota Việt Nam hay THACO… mở rộng sản xuất, gia tăng lắp ráp. Điều này tăng cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng như ngành dịch vụ hậu mãi, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI)


Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực, ngành công nghiệp phụ trợ cho ô tô tại Việt Nam còn rất khiêm tốn.

Đơn cử, Thái Lan có gần 700 doanh nghiệp là nhà cung cấp cấp 1 thì tại Việt Nam có chưa đến 100 doanh nghiệp.

Đối với nhà cung cấp cấp 2, cấp 3, Việt Nam chỉ có chưa đến 150 doanh nghiệp, trong khi Thái Lan có khoảng 1.700 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới sản xuất, gia công chưa được 300 chi tiết trong khi cả chiếc xe có khoảng 30.000 chi tiết linh kiện.

Hàm lượng công nghệ và giá trị các chi tiết linh kiện, phụ tùng này cũng chưa cao khi mới chỉ là những linh kiện cồng kềnh, cần nhiều nhân công như ghế, bộ dây điện, vành bánh xe, ốp cửa, lốp không săm... và một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.

Những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử trên xe, đặc biệt là chip bán dẫn, doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được và phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu.

Dù không mấy lạc quan về công nghiệp hỗ trợ cho ô tô hiện nay song PGS. TS. Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho rằng, Việt Nam nên phát triển nhóm ngành thế mạnh là mảng chi tiết điện tử, nhựa và cao su: “Trên một sản phẩm cơ điện tử hiện nay có đến 28% tỷ trọng là đồ nhựa. Đồ cơ khí bắt đầu giảm đi và đồ điện tử tăng lên. Trong hiệp hội cũng đang rất coi trọng mảng nhựa và cao su. Với doanh nghiệp Việt Nam chi tiết cơ khí khó vô cùng để tham gia. Chi tiết nhựa, điện tử và cao su là cơ hội lớn cho chúng tôi tham gia vào chuỗi cung ứng”.

Theo PGS. TS. Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô (Đại học Bách khoa Hà Nội), ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô có nhiều cách, phương pháp để phát triển chứ không nhất thiết phải luyện kim: “Cả thế giới cũng chỉ có một vài nước phát triển công nghiệp luyện kim tốt. Chúng ta phải tự định hình mình đang ở đâu, mạnh cái gì để phát triển tập trung”.

Theo bà Fiona Chiew, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Messe Frankfurt, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những quốc gia thành viên ASEAN phát triển nhất trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ xe điện đang gia tăng.

Nên chọn công nghệ điện tử, phần mềm

Việt Nam nên tập trung vào các ngành công nghiệp phụ trợ cho ô tô thế mạnh hiện có

Theo ông Nguyễn Thanh Đàm, Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp phụ trợ ô tô VAST GROUP, nhà sáng lập diễn đàn Oto-Hui, với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, có rất nhiều cách để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng và mang lại lợi nhuận.

“Ví dụ, họ có thể sản xuất những thiết bị điện tử trên xe hay xây dựng phần mềm giúp ích cho việc vận hành xe. Các doanh nghiệp giờ đây có khả năng phát triển những linh kiện công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn chứ không nhất thiết phải là các phụ tùng cơ khí”, ông Đàm phân tích.

Trước xu thế các hãng chuyển sang sản xuất ô tô điện, PGS. TS. Đàm Hoàng Phúc cho biết, với ô tô điện, số lượng linh kiện ít hơn xe đốt trong truyền thống. Tạo ra phần mềm dùng trên xe hay các linh kiện điện tử… cũng có thể coi là công nghiệp hỗ trợ cho ô tô.

Theo ông Đào Công Quyết, Trưởng tiểu ban Truyền thông Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), về mặt lý thuyết, ô tô điện sẽ ít linh kiện hơn so với xe động cơ đốt trong truyền thống. Vì vậy khi chuyển sang sản xuất ô tô điện cũng sẽ tạo ra sự dịch chuyển doanh nghiệp đối với công nghiệp hỗ trợ ô tô.

“Việt Nam hiện đã có thể sản xuất được kính, ghế, đồ nhựa… nhưng mới ở mức đơn giản, chưa có hàm lượng công nghệ nhiều. Như hiện nay và cả thời kỳ chuyển sang xe điện, ngành công nghiệp phụ trợ ô tô có thể mở rộng phạm vi, ví dụ như phần mềm cài đặt hay các thiết bị linh kiện điện tử, sản xuất pin, động cơ điện…”, ông Quyết chia sẻ.

Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cũng nhận định, đối với ô tô, các phần mềm là rất quan trọng. Trên một chiếc xe hơi hiện tại, các phần mềm có mặt ở mọi nơi, có nhiều chip hơn cả một cái máy tính xách tay, trên xe điện còn nhiều hơn. Tuy nhiên các phần mềm đều cần phối hợp với nhà sản xuất linh kiện.

“Thậm chí hiện nay, các hãng công nghệ còn tham gia làm ô tô, ví dụ như Apple cũng lên kế hoạch ra mắt một mẫu ô tô. Xe điện là cuộc chiến về công nghệ. Vì thế Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế này để thúc đẩy công nghiệp phụ trợ cho ô tô”, ông Đồng nêu quan điểm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.