• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Đại lý phá cam kết giao xe, tăng giá bán

26/03/2022, 10:00

Nhiều người mua phản ánh tình trạng một số đại lý phá hợp đồng, tăng giá bán xe hoặc yêu cầu phải mua thêm phụ kiện.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động mạnh đến chuỗi cung ứng, sản xuất ô tô khiến nhiều mẫu xe khan hàng. Nhiều người mua phản ánh tình trạng một số đại lý phá hợp đồng, tăng giá bán xe hoặc yêu cầu phải mua thêm phụ kiện.

Nhiều mẫu xe hiện khan hàng, khách muốn nhận xe sớm phải mua với giá cao hơn giá niêm yết hoặc mua kèm phụ kiện

Ép người mua chi thêm tiền

Anh B.M.Đ (Hà Nội) đặt cọc mua chiếc Volkswagen Teramont tại đại lý Volkswagen Long Biên từ tháng 12/2021. Đầu tháng 3/2022, gần đến ngày nhận xe, đại lý bất ngờ thông báo số tiền thực tế anh phải trả sẽ cao hơn so với thoả thuận theo hợp đồng đã ký trước đó.

“Lý do được đại lý đưa ra là xe nhập về đã được lắp sẵn một số phụ kiện nên không giảm giá được như thoả thuận mà phải bán đúng giá”, anh Đ. Cho hay.

Tương tự, anh L.T.L. ở Long Biên, Hà Nội cho biết, đã ký hợp đồng mua một chiếc SUV cách đây 1 tháng với mức chênh ban đầu so với giá niêm yết là 40 triệu đồng. Sau khi đã đặt cọc, đại lý thông báo nếu muốn nhận xe phải trả thêm 30 triệu đồng nữa (tức chênh 70 triệu đồng so với giá niêm yết) thì mới có xe.

“Đại lý giải thích do xe khan hàng, thiếu linh kiện, nếu mua ngay phải chấp nhận chênh giá. Thậm chí đến nay tôi cũng chưa biết được chính xác thời điểm nhận xe”, anh L. bức xúc.

Đại diện một hãng xe tại Việt Nam cho biết, việc đại lý bắt khách mua phụ kiện để nhận xe sớm, thậm chí bán chênh giá sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. Đây là điều không hãng nào mong muốn. “Hãng đã và đang kiểm soát, đồng thời sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện, hoặc được khách hàng phản ánh”, vị đại diện này cho biết.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Tiểu ban kỹ thuật, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, hiện nhiều mẫu xe đang trong tình trạng cầu nhiều hơn cung.

Nguyên nhân là do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sản xuất tại nhà máy khiến sản lượng sụt giảm.

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng linh kiện bị đứt gãy cũng khiến việc xe nhập khẩu về Việt Nam bị gián đoạn. Đây có thể là nguyên nhân khiến các đại lý ép khách hàng chấp nhận tăng giá bán hoặc lùi thời hạn giao xe”, ông Hiếu thông tin.

Khách hàng cần làm gì?

Theo ông Hiếu, thông thường việc xe chênh giá hay nhân viên tư vấn gợi ý mua thêm phụ kiện để được nhận xe sớm là việc “thuận mua vừa bán” giữa khách hàng và đại lý.

Tuy nhiên, khi làm hợp đồng, khách hàng cần xem thật kỹ các điều khoản, bởi có thể sẽ bị gài các nội dung bất lợi. Ví dụ như thời gian giao xe, đại lý ghi “dự kiến” thì thực tế hoàn toàn có thể giao chậm hơn và khách hàng khó có thể bắt bẻ.

“Còn nếu chắc chắn đại lý làm sai hợp đồng, khách hàng có thể khiếu nại tới hãng hoặc thậm chí khởi kiện. Đây là điều không hãng xe nào mong muốn”, ông Hiếu nói.

Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, trường hợp đại lý thực hiện sai hợp đồng, “gợi ý” mua thêm phụ kiện hay mua với giá cao hơn để nhận xe sớm, khách hàng có thể chụp lại (hoặc ghi âm) đoạn hội thoại với nhân viên tư vấn, gửi đơn phản ánh cho hãng xe và Cục Bảo vệ người tiêu dùng nhờ xử lý.

Tại nước ngoài hiếm khi xảy ra tình trạng đại lý phá hợp đồng hay thực hiện sai hợp đồng. Lý do bởi nếu có tình trạng này, khách hàng sẽ khởi kiện và đại lý sẽ phải đền bù số tiền rất lớn.

Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng


Theo luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật Tinh thông Luật, nếu đại lý yêu cầu khách hàng mua xe với giá cao hơn hoặc bắt phải mua phụ kiện (mà không có trong hợp đồng thoả thuận trước đó), đại lý đã thực hiện sai hợp đồng và khách hàng hoàn toàn có thể khởi kiện.

Theo Bộ luật Dân sự, đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Việc đặt cọc nhằm đảm bảo cho việc các bên thực hiện đúng hợp đồng. Theo đó, đại lý phải thực hiện đúng cam kết, giao xe đúng thời gian trên hợp đồng, không được tăng giá khác so với giá thoả thuận trên hợp đồng, phải giao đúng xe mới 100%...

Với bên mua phải chuẩn bị đủ tiền, đến nhận xe đúng thời hạn thỏa thuận… trừ các trường hợp bất khả kháng.

Nếu đại lý làm sai, người mua ô tô trước hết có thể thương lượng (cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh); hòa giải (thông qua bên thứ ba làm trung gian để hỗ trợ, giải thích, thuyết phục các bên tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp) hoặc khởi kiện (giải quyết tranh chấp dân sự thông qua tòa án).

“Khởi kiện là phương thức giải quyết được hầu hết các bên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp, kết quả giải quyết được bảo đảm thi hành bởi Nhà nước (cơ quan thi hành án dân sự). Tuy nhiên, thời gian giải quyết lâu hơn và phải nộp tạm ứng án phí”, luật sư Bình cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.