• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

Đi cùng ô tô với cấp trên, nên ngồi ghế trước hay sau?

19/11/2019, 08:00

Đi xe cùng với cấp trên là một việc hết sức quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên để chọn một vị trí ngồi hợp lý thì không phải ai cũng biết.

Vị trí ngồi sau bên phụ luôn được ưu tiên cho các lãnh đạo

Luật bất thành văn về việc phân chia vị trí ngồi trên ô tô này xuất phát từ phương Tây bởi họ vốn chú trọng vào các quy tắc ứng xử trong giao tiếp. Dù không có một văn bản hay quy định nào cụ thể nhưng quy tắc này ngầm được số đông thừa nhận.

Bất kỳ làm việc ở đâu thì đây là điểm cần nhớ để không bị chê trách lãng nhách, vả lại nếu sau này các bạn có trở thành sếp thì sẽ biết cách hướng dẫn cấp dưới trở thành người đi ô tô văn minh.

Quy tắc chọn chỗ ngồi khi đi cùng cấp trên đơn giản chú trọng đến 2 điểm ưu tiên chính là vị trí ngồi thoải mái hơn, an toàn hơn và các cuộc giao tiếp thuận tiện hơn cho cấp trên.

Dựa vào hai điểm trên, dẫn đến các trường hợp thường gặp khi đi cùng sếp trên một chiếc sedan (có hoặc không có tài xế riêng) để bạn chọn vị trí ngồi như sau:

Nếu sếp là tài xế, lúc này bạn nên ngồi cạnh sếp để trò chuyện thuận tiện, tuyệt đối không ngồi ghế sau nếu không muốn bị nhầm tưởng thành “ông chủ” của cấp trên.

Nếu sếp ngồi cạnh tài xế, bạn nên ngồi ngay sau tài xế để có thể dễ dàng trò chuyện hơn, đồng thời bạn và sếp có thể nhìn bạn khi muốn dễ dàng. Ngồi ngay sau lưng cấp trên khiến câu chuyện dễ bị ngắt quãng và đôi khi bạn sẽ bị người ngoài lầm tưởng là cấp trên trong khi sếp lại trông như vệ sĩ riêng của bạn vậy.

Nếu sếp ngồi cạnh bên phụ, đây là vị trí mà đa số các lãnh đạo thường ngồi, đúng hơn nó là vị trí an toàn nhất và tiện lợi khi xuống xe nhất. Bạn có thể chọn ngồi trước cạnh tài xế để sếp có được không gian riêng. Nhưng trong trường hợp bạn là trợ lý hoặc thư ký thì cứ ngồi phía sau lưng tài xế, như vậy trao đổi công việc sẽ thuận tiện hơn.

Nếu sếp ngồi sau lưng tài xế, lúc này bạn nên ngồi tại ghế phụ phía trước, dù rằng cuộc nói chuyện sẽ không mấy suôn sẻ nhưng sẽ tránh được việc bạn ngồi sau và bị nhầm lẫn vai trò với cấp trên.

Nếu sếp yêu cầu bạn lái xe, lúc này mặc định bạn sẽ không cần lo lắng về việc chọn chỗ ngồi nữa, trừ khi là bạn không có bằng lái ô tô mà thôi. Bây giờ sếp ngồi đâu không quan trọng, vì việc bạn cần ưu tiên là lái xe thay vì đối đáp và trò chuyện, đảm bảo an toàn cho lãnh đạo kết hợp áp dụng các quy tắc văn hoá giao thông là điều mà lãnh đạo cảm thấy hài lòng nhất đối với một nhân viên.

Như vậy, có thể nhận ra điểm chung là không nên ngồi vị trí phía sau bên phụ vì đây là nơi vốn dành cho các ông chủ với độ an toàn và sự thoải mái cao hơn những vị trí còn lại. Chẳng hạn như ở Toyota Camry tại Việt Nam, từ phía sau bạn có thể dời ghế phụ phía trước tiến lùi dễ dàng bằng nút điện ngay trên tựa lưng. Hay trên Mercedes S-Class thì vị trí phía sau bên phụ là nơi duy nhất có thể "biến" thành chiếc giường nằm. Ngồi đây việc ra vào xe cũng sẽ an toàn và thuận tiện hơn khi xe dừng cạnh lề đường.

Mở rộng thêm trường hợp đi đông người hơn (4 hoặc 5 người), hoặc đi xe 7 chỗ thì ta cứ nên để sếp chọn chỗ trước, sau đó dựa theo hai điểm ưu tiên chính bên trên để lựa chọn vị trí cho phù hợp là được.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.