• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Dịch vụ chống nóng ô tô tăng giá theo… thời tiết

15/04/2022, 10:15

Tại các cơ sở bảo dưỡng ô tô, lượng xe đến vệ sinh điều hòa, lắp thêm trang bị chống nóng tăng đột biến khi thời tiết bắt đầu tăng nhiệt.

Tại các garage và cơ sở bảo dưỡng ô tô, lượng xe đến vệ sinh hệ thống điều hòa, lắp thêm trang bị chống nóng tăng đột biến khi thời tiết bắt đầu tăng nhiệt.

Dán kính ô tô là giải pháp chống nóng phổ biến nhất hiện nay, mức giá từ 6 - 18 triệu đồng

Chống nóng cũng là cách tiết kiệm nhiên liệu

Chị Phạm Bích Loan (trú tại Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội) hàng ngày đi làm quãng đường 15km trên chiếc xe Kia Cerato đời 2014. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu nắng nóng, chị Loan thường phải bật điều hòa mức 19 - 20 độ C khi mới lên xe để làm mát cabin. Cũng từ đó, chị nhận thấy mức hao xăng tăng lên rõ rệt.

Chị Loan cho biết, bật điều hòa thấp khiến mức hao xăng của xe tăng lên từ 1 - 1,5 lít/100km so với bình thường. Sau khi tham khảo, chị được tư vấn nên đi lắp đồ chống nóng cho xe, với 2 giải pháp trước mắt là dán lại kính bằng film cách nhiệt và bảo dưỡng điều hòa. Chi phí dán film khoảng 6,8 triệu đồng và bảo dưỡng điều hòa hết 650 nghìn đồng.

Tại một garage ô tô trên đường Khúc Thừa Dụ (Hà Nội), PV chứng kiến hàng chục chiếc xe đang chờ đến lượt vào dán film cách nhiệt. Chủ garage cho biết, khi tư vấn, các nhân viên đều khuyên khách làm cả 2 loại dịch vụ để đảm bảo chống nóng tốt nhất.

Theo một số chuyên gia, film cách nhiệt cũng có nhiều loại và giá tiền khác nhau nên nếu khách hàng không tinh ý rất dễ bị lắp hàng kém chất lượng.

Hiện, trên thị trường đang có một số dòng film cách nhiệt như film kim loại giá từ 2 - 15 triệu đồng; film sử dụng sợi cacbon từ 14 - 18 triệu đồng. Thậm chí, có loại film nhuộm màu từ Trung Quốc không có tính năng cách nhiệt, chỉ làm thay đổi màu sắc kính có giá dưới 1 triệu đồng khi lắp quanh xe.

“Thông dụng nhất hiện nay là các loại film được tráng phủ gốm, không bị oxy hóa và không bị cản sóng GPS, giá lắp từ 15 - 22 triệu đồng cho cả xe. Có 3 dòng film sản xuất tại Mỹ được đánh giá cao như: Xpel, Vkool và 3M.

Các loại film có nguồn gốc tại Hàn Quốc và Trung Quốc giá rẻ hơn, từ 5 - 10 triệu đồng khi lắp quanh xe”, một nhân viên kỹ thuật garage ô tô cho hay.

Chuyên gia kỹ thuật Lê Văn Định, Giám đốc gara OND Auto (749 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, chống nóng bằng cách giảm bức xạ từ ánh nắng hè là giải pháp phổ biến nhất, vừa để bảo vệ nội thất, vừa tiết kiệm nhiên liệu.

“Hiện, có đến 5 giải pháp chống nóng cho xe được bán trên thị trường, gồm dán kính, phủ bạt, che ô, lắp rèm cửa sổ và dùng tấm chắn phản quang. Dán kính là phổ thông nhất. Các giải pháp khác như bạt phủ, ô che nắng chỉ dành cho xe đỗ ở vị trí cố định lâu dài, không tiện dụng cho xe đi lại hàng ngày”, ông Định nói.

Nhu cầu tăng, giá cũng tăng theo

Đại diện thương mại của Công ty TNHH Cool N Lite, đại lý phân phối film cách nhiệt Cool N Lite xuất xứ Mỹ cho hay, từ ngày 15/4/2022, giá bán film cách nhiệt Cool N Lite sẽ tăng lên. Mức tăng cụ thể không tiết lộ, nhưng đại lý này khẳng định nhu cầu film cách nhiệt tăng nhanh dù mới chớm hè.

Hiện, giá film cách nhiệt hiệu Cool N Lite cho xe 7 chỗ như Hyundai SantaFe, Toyota Fortuner có 3 mức là 16,5 triệu đồng (TitanX), 10,8 triệu đồng (Premier) và mức rẻ nhất là 7,8 triệu đồng (Classique). Tỷ lệ cách nhiệt được hãng công bố lần lượt là 98%, 82% và 62%.

Theo công bố từ các nhà sản xuất, xe bật điều hòa càng lạnh sâu thì mức tiêu hao nhiên liệu tăng lên. Tổ chức nghiên cứu hiệu suất sử dụng nhiên liệu Emissions Analytics (Mỹ) cũng xác định mức ảnh hưởng của việc bật điều hòa gây tiêu hao nhiên liệu thêm 9,3%.


Hiện ngoài dán kính, giải pháp lắp rèm che nắng cũng được nhiều người hỏi mua do giá rẻ. Tuy nhiên, sản phẩm này cũng rục rịch tăng giá.

Chủ cửa hàng Phương Auto (phố Trần Khát Chân, Hà Nội) cho biết, cách đây vài tháng, một bộ rèm 4 tấm che cửa sổ có giá 390 nghìn nay được chủ shop báo giá mới là 490 nghìn (bộ 4 cánh) và 280 nghìn (bộ 2 cánh).

Nhược điểm lớn nhất là tấm rèm dính vào khung cửa bằng nam châm, gắn cố định, khi hạ kính thì vẫn có một tấm màn lưới màu đen che phủ, cản trở tầm nhìn của người ngồi trong xe.

Khi PV hỏi giá bạt chống nắng ô tô phủ toàn thân, chủ cửa hàng Phương Auto cho hay, có đầy đủ các kích cỡ cho các loại xe. Giá mỗi tấm bạt dao động từ 550.000 - 850.000 đồng/chiếc tùy loại xe, tăng 50 nghìn đồng so với đầu năm.

Kỹ thuật viên Lê Văn Định lưu ý, dù chống nóng bằng bất cứ giải pháp nào, khi ô tô bị “hâm nóng” trong ngày hè, trước khi vào xe người lái có thể giải nhiệt nhanh bằng thao tác mở hết tất cả các cửa để không khí lưu thông, khí nóng trong xe có thể thoát ra ngoài. Tầm từ 2 - 5 phút sau, đóng kín cửa, bật máy lạnh.

Quá trình này thực hiện trước khi xe bắt đầu khởi hành để có đủ thời gian làm mát cho toàn bộ cabin xe.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.