• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Dự luật bảo vệ môi trường: 50 triệu xe máy cũ phải lắp màng lọc khí thải

30/05/2020, 08:30

Không chỉ chồng chéo với các luật khác, dự luật Bảo vệ môi trường còn gây tranh cãi khi yêu cầu tất cả phương tiện phải có màng lọc khí thải.

Hàng chục triệu xe máy, ô tô cũ sẽ phải lắp bộ lọc khí thải nếu dự thảo Luật bảo vệ môi trường được thông qua

Quy định trên trời

Cụ thể, tại khoản 2, Điều 92 dự thảo Luật bảo vệ môi trường có nội dung: “Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải…”.

Trao đổi với PV Báo Giao thông về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phương, Phó phòng Chất lượng xe cơ giới - VAQ (Cục Đăng kiểm VN) cho biết: “Các loại ô tô, xe máy được sản xuất từ năm 2017 trở lại đây đều đã được lắp bộ chuyển đổi xúc tác (Catalytic Converter) để làm giảm phát thải độc hại. Nếu không lắp bộ lọc khí thải này sẽ không thể đạt quy chuẩn khí thải Euro 3, Euro 4 như quy định của Chính phủ. Nhưng hàng chục triệu xe máy, ô tô thế hệ cũ thì chưa được lắp bộ lọc này. Nếu yêu cầu bắt buộc phải lắp bộ lọc khí thải đối với phương tiện cũ thì sẽ có rất nhiều phương tiện phải thực hiện”.

“Về nguyên tắc, nếu lắp được bộ lọc khí thải nêu trên thì sẽ giảm được lượng khí thải độc hại của phương tiện. Tuy nhiên điều này rất khó khả thi bởi sẽ có hàng chục triệu phương tiện phải thực hiện. Theo thông tin tôi được biết, giá bán của thiết bị này không hề rẻ. Nếu lắp hết cho hàng chục triệu phương tiện thì người dân sẽ phải chi ra một số tiền rất lớn, nhất là đối với người nghèo”.

Hơn nữa, cũng theo ông Phương, việc kiểm tra, giám sát xem ô tô, xe máy tham gia giao thông đã lắp hay chưa lắp bộ lọc khí thải cũng không hề đơn giản. Như cơ quan đăng kiểm khi muốn kiểm tra xác định kiểu loại bộ lọc này cũng phải “bổ” ống xả ra mới kiểm tra được, còn muốn kiểm tra nhanh phải dùng đầu dò lắp camera nhưng cũng chỉ biết là có hay không chứ không xác định được loại gì”.

Được biết hiện nay bộ Catalytic Converter đang được bán rộng rãi trên thị trường. Loại thiết bị này có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc và châu Âu. Hiện thiết bị này đang được bán rộng rãi trên thị trường với giá khoảng 200 – 600 nghìn đồng cho xe máy và từ 5 – 8 triệu đồng cho ô tô.

Tại Hàn Quốc, thiết bị này được Chính phủ hỗ trợ kinh phí khi người dân lắp lên xe để giảm thiểu khí thải.

​Mô hình bộ xúc tác khí thải Catalytic Converter

Chi phí đáp ứng chuẩn khí thải ai phải chịu?

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Tiểu ban Chính sách, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), đối với tất cả các ô tô sản xuất mới hiện nay, để đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải Euro 4 đều đã được lắp thiết bị giúp giảm thiểu khí thải và bụi (bộ xúc tác khí xả). Tuy nhiên từ năm 2008 trở về trước thì nhiều mẫu xe không được lắp bộ phận này.

“Ô tô không có thiết bị này nếu muốn lắp thêm cũng được nhưng sẽ phát sinh một khoản chi phí khoảng vài triệu đồng. Tùy đời xe và loại nhiên liệu sẽ phải lắp các loại khác nhau. Thường thì xe sử dụng động cơ dầu diesel lắp thêm thiết bị giúp giảm thiểu khí thải và bụi sẽ tốn kém hơn xe xăng.

Đánh giá về tác động của quy định này, ông Chu Mạnh Hùng, nguyên Vụ trưởng Vụ Môi trường (Bộ GTVT) cho biết, nếu nói về phương diện khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường thì việc này ở châu Âu đã triển khai từ những năm 1990. Tuy nhiên ở Việt Nam thì lại khác.

Bản chất Catalytic Converter là bộ lọc khí thải, giúp giảm thiểu CO2 và muội than ra môi trường, các hãng xe Nhật, Âu, Mỹ và Hàn Quốc, Trung Quốc gần đây đã áp dụng thành công. Như Hàn Quốc đã triển khai thành công là do Chính phủ nước này đã chi ra khoảng 2,2 tỷ USD để hỗ trợ cho các nhà sản xuất gắn thiết bị này lên phương tiện lưu hành ở Hàn Quốc.

Hiện nay, giá một bộ Catalytic Converter của Trung Quốc dành cho xe ô tô là 600 USD và 1.200 USD loại của Âu Mỹ, Hàn Quốc. Còn bộ dành cho xe máy khoảng 200 USD (tương đương khoảng 4,6 triệu đồng).

Ông Hùng cho rằng, như Việt Nam hiện nay chia làm 2 nhóm, với nhóm xe mới sản xuất một vài năm gần đây thì có thể bắt buộc lắp bộ Catalytic Converter thành trang bị tiêu chuẩn là khả thi. Nhưng với nhóm xe cũ đang lưu hành hiện nay (gồm cả xe tải, xe bus, xe con) phải rất thận trọng, bởi khoảng gần 50 triệu xe máy và khoảng 2 triệu ô tô cũ nếu bây giờ thắt chặt tiêu chuẩn khí thải thì liệu đời sống dân sinh và nền kinh tế có chịu được không. Chi phí đáp ứng chuẩn khí thải này ai phải chịu? Liệu Chính phủ có chịu chi phí này cho người dân hay không?

“Nếu hồi tố với xe cũ vẫn có thể xem xét áp dụng chuẩn khí thải nhưng ban hành tiêu chuẩn như thế nào là việc cực kỳ khó. Mặc dù tiêu chuẩn đó viết ra chỉ khoảng 1 trang A4 nhưng điều tra khảo sát để ban hành tiêu chuẩn này cực kỳ quan trọng. Các cơ quan chức năng của Bộ GTVT phải cực kỳ cân nhắc khi tham mưu cho Chính phủ khi ra bộ tiêu chuẩn khí thải cho hàng chục triệu phương tiện đang lưu hành.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.