• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Hai bộ "vênh" nhau, ngành công nghiệp ô tô gặp khó

19/12/2014, 11:40

Có một "cuộc đua" vẫn chưa có hồi kết giữa Bộ Công thương và Bộ Tài chính trong việc đưa ra cơ chế phát triển cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Các hãng xe đua nhau tung ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách mua vào dịp cuối năm
Các hãng xe đua nhau tung ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách mua vào dịp cuối năm

Xe nhập khẩu, vẫn giấc mơ… giảm giá

Theo lộ trình thuế nhập khẩu ô tô trong khu vực ASEAN năm 2015 đang được Bộ Tài chính dự thảo, thuế suất với mặt hàng này không có gì thay đổi. Mức thuế suất 50% của năm 2014 vẫn duy trì trong năm 2015 và chỉ bắt đầu giảm xuống mức 40% từ năm 2016.

Còn Bộ Công thương, với quan điểm ủng hộ sản xuất trong nước, thậm chí còn đề nghị giữ nguyên mức thuế nhập khẩu 50% tới hết năm 2017 và từ năm 2018 mới giảm về 0%.

Quan điểm của hai bộ liên quan chính đến công nghiệp ô tô này cũng cho thấy thực tế, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN năm 2015 sẽ không có gì biến động so với năm 2014. Với thực tế phần lớn các xe đang nhập khẩu từ khu vực ASEAN là những dòng phổ biến của một số nhãn hiệu thông dụng như Toyota, Honda hay Ford, việc thuế nhập khẩu không có sự thay đổi trong năm 2015 chắc chắn khiến giá xe trên thị trường không có biến động như người tiêu dùng chờ đợi.

Trên thực tế, việc giảm thuế nhập khẩu xe ô-tô chỉ diễn ra với các khu vực ngoài ASEAN và chỉ có độ 10 dòng thuế liên quan đến lĩnh vực ô tô. Đơn cử như thuế nhập khẩu ưu đãi đang ở mức 67% với xe du lịch có dung tích trên 2.500 cc sẽ giảm xuống 64%. Với hiện thực các dòng xe nhập từ ngoài ASEAN về phần lớn là các xe hạng sang, có giá tiền cao ngất ngưởng thì việc giảm thuế nhập khẩu, kéo theo là giảm giá liên quan cũng vẫn chỉ là chuyện “nước chảy chỗ trũng”, chỉ người giàu được hưởng.

Đại diện của đại lý Toyota Hà Đông cho hay, khi có thông tin điều chỉnh thuế nhập khẩu xe với các khu vực ngoài ASEAN, người tiêu dùng không hiểu rõ đã lầm tưởng là trong ASEAN cũng sẽ giảm nên việc đặt tiền mua xe có giảm đi. Việc bán hàng cuối tháng 11 vừa qua có chững lại chút ít. Nhưng độ một đến hai tuần gần đây, khi đã hiểu rõ chuyện thuế nhập khẩu trong ASEAN không có gì thay đổi, người tiêu dùng lại ùn ùn đặt tiền để sớm có xe đi dịp Tết.

Theo dự báo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), cả năm 2014 thị trường ô tô tại Việt Nam có thể tiêu thụ được 150.000 xe, tăng 36% so với năm 2013. Các hãng xe không bỏ lỡ cơ hội đang chạy đua tung ra nhiều sản phẩm mới để phục vụ bán hàng dịp cuối năm. Đơn cử như, Mercedes Benz Việt Nam (MBV) đã tăng trưởng 62% trong 11 tháng của năm 2014. Một thương hiệu hạng sang khác là Lexus có thể giao được 340 xe tới khách hàng trong năm nay, vượt quá mức mong đợi 20 xe/tháng lúc ban đầu của Toyota Việt Nam. Một minh chứng cho câu chuyện xe hạng sang bán chạy là khi Lexus GX 460 phiên bản 2015 chưa chính thức ra mắt và có giá ở Việt Nam đã có khoảng 20 khách hàng đặt mua…

Xe nội địa, đường xa vạn dặm

Còn nhớ, Bộ Công thương từng công bố, vào tháng 11 năm nay sẽ đưa ra dự thảo một số chính sách phục vụ cho việc hiện thực hóa các mục tiêu được đặt ra trong Quy hoạch và Chiến lược Phát triển ngành ô tô. Thậm chí Bộ này còn cam kết sẽ sớm công bố ngay sau đó. Tuy nhiên, cho đến nay, lời tuyên bố này vẫn chưa được hiện thực hóa. Nguyên nhân của sự trễ hẹn là bởi Bộ Công thương và Bộ Tài chính vẫn còn bất đồng trong các chính sách thuế liên quan đến ô-tô.

Cụ thể, Bộ Công thương và hàng loạt doanh nghiệp có đầu tư sản xuất sâu tại Việt Nam như Toyota Việt Nam hay Công ty Ô tô Trường Hải muốn duy trì mức thuế nhập khẩu 50% tới hết năm 2017, trước khi hạ về 0% vào năm 2018. Trong khi đó, Bộ Tài chính lại cho rằng, phương án thuế suất thuế nhập khẩu với ô-tô giảm dần đều, đồng nghĩa với nới lỏng dần mức bảo hộ, sẽ tránh được việc giảm thuế đột ngột ở cuối lộ trình. Lộ trình đã được Bộ Tài chính nghiên cứu là 2014-2015 vẫn giữ thuế suất 50%, năm 2016 còn 40%, năm 2017 còn 30% và năm 2018 về 0%.

Đề xuất của Bộ Công thương về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe năm chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi-lanh dưới 2.000 cm3 hay bổ sung thêm dòng thuế cho xe tiết kiệm nhiên liệu cũng không nhận được sự đồng tình của Bộ Tài chính.

Ông Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp, nơi chấp bút soạn thảo các chính sách cụ thể để triển khai Quy hoạch và Chiến lược ô tô Việt Nam cũng cho hay, tình hình rất khó khăn bởi các chính sách được Bộ Công thương đưa ra lại không được Bộ Tài chính ủng hộ.

Trong khi các bộ chức năng chưa thể thống nhất được với nhau thì các doanh nghiệp ô-tô nội địa đã không nhịn được bức xúc. Một kiến nghị mới đây của bảy doanh nghiệp ô-tô nội địa đã thẳng thắn cho rằng, quy mô thị trường ô tô Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, nhưng công suất của các nhà sản xuất ôtô vẫn còn dư thừa. Mặt khác, sự hợp tác để tận dụng năng lực lẫn nhau giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước còn nhiều hạn chế, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Công nghiệp phụ trợ khó phát triển với sản lượng tiêu thụ xe sản xuất, lắp ráp trong nước thấp.

Trước thực trạng khá lộn xộn như vậy, các chính sách đối với ngành ô tô Việt Nam được bảy doanh nghiệp cho rằng, tác động rất ít, thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. 

Do đó, để cứu mình các nhà sản xuất trong nước liên kết chuyển kiến nghị lên Chính phủ để các chính sách có tác động mạnh mẽ sẽ được sớm ban hành nhằm hiện thực hóa các mục tiêu trong Chiến lược phát triển ngành ô tô đã được phê duyệt ngay trong năm 2014 này. 

Doanh nghiệp thì muốn những chính sách minh bạch, rõ ràng và có thể dự đoán được để còn liệu đường chuẩn bị các phương án kinh doanh. Dẫu vậy, với những động thái chính sách hiện nay, xem ra, cơ hội để doanh nghiệp ô-tô trong nước tạo được tiếng vang thật không dễ dàng. Trong khi đó, các hãng xe sang quốc tế vẫn gặt hái những con số kinh doanh vượt ngoài mong đợi tại thị trường ô tô Việt Nam.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 11-2014 đạt 137.602 xe, đã tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xe ô-tô con tăng 42% và xe tải tăng 40%. Đáng chú ý là lượng xe lắp ráp trong nước tăng 33% và xe nhập khẩu tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Nhân Dân

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.