• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

TP.HCM khảo sát 10 nghìn người dân về nhu cầu sử dụng xe điện

10/11/2023, 15:24

Tại hội thảo quốc tế “Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện”, lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM chia sẻ kết quả khảo sát 10.000 người dân thành phố về xe điện.

Bốn lý do khiến người dân TP.HCM chưa "mặn mà" với xe điện - Ảnh 1.

Phiên tọa đàm thứ hai trong khuôn khổ hội thảo quốc tế “Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện” sáng 10/11.

Hội thảo quốc tế “Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện” vừa diễn ra sáng 10/11 tại Hà Nội, bàn thảo về kế hoạch thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg về chuyển đổi năng lượng xanh trong lĩnh vực GTVT, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

Được hỏi về việc triển khai Quyết định 876/QĐ-TTg, ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, từ năm 2010 đến cuối năm 2022, thành phố quản lý 12.575 xe điện, trong đó chủ yếu là xe hai bánh.

Tuy nhiên, chỉ từ tháng 1 đến hết tháng 6/2023, con số này đã tăng thêm 2.000 xe.

Cùng đó, TP.HCM đã đưa vào vận hành 77 xe buýt điện hoạt động tại 5 trên tổng số 128 tuyến. Ngoài ra, còn có thêm 500 xe buýt chạy bằng nhiên liệu CNG.

Hiện tại, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM được UBND thành phố giao xây dựng chủ trương phát triển xe điện hóa và xe thân thiện môi trường, dự kiến trình lên từ đầu năm 2024.

Đáng chú ý, khi khảo sát và phát hơn 10.000 phiếu khảo sát hỏi người dân có muốn đổi sang dùng xe điện trong tương lai hay không, 86,83% người trả lời nói chưa có nhu cầu.

Bốn lý do chính được đưa ra: Một là không quan tâm vì đã quen dùng xe cũ; Hai là giá bán xe điện vẫn còn cao; Ba là công nghệ pin chưa ổn định; Và thứ tư là hạ tầng trạm sạc chưa phủ rộng.

Trong số những người cho biết sẽ mua xe điện trong tương lai, gần 13% dự định mua xe đạp điện, 71% mua xe máy điện và 16% muốn mua ô tô điện.

Ông An cho biết thêm, sắp tới TP.HCM dự kiến khoanh vùng một số khu vực để trở thành khu vực dùng xe không phát thải, có thể là các quận trung tâm của thành phố.

Bốn lý do khiến người dân TP.HCM chưa "mặn mà" với xe điện - Ảnh 2.

Ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM chia sẻ về cách làm của ngành GTVT thành phố để thực hiện Quyết định 876 của Chính phủ.

Đối với Hà Nội, địa phương đang có nhiều loại hình phương tiện điện hóa nhất cả nước, ông Đỗ Phan Anh, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, chủ trương của thành phố từ khi triển khai thực hiện Quyết định 876, coi vận tải hành khách công cộng là ưu tiên số một, có vai trò dẫn dắt.

Về định hướng phát triển theo lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh ngành GTVT, Sở GTVT Hà Nội xây dựng ba nguyên tắc chuyển đổi.

Đầu tiên là lựa chọn, xác định cơ cấu tỷ lệ hợp lý giữa xe buýt sử dụng điện và xe buýt sử dụng năng lượng xanh (trong đó có CNG/LNG) đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở hạ tầng và khả năng cung cấp nguồn điện, nguồn năng lượng xanh theo các giai đoạn.

Thứ hai, các tuyến buýt mở mới ưu tiên sử dụng phương tiện năng lượng điện, năng lượng xanh; Ưu tiên trước cho các tuyến buýt có phạm vi hoạt động trong khu vực đô thị trung tâm, khu vực nội đô lịch sử và các tuyến kết nối với đầu mối giao thông lớn.

Cuối cùng, cần đảm bảo tính hiệu quả, hạn chế gây xáo trộn trong việc đi lại của hành khách, tránh lãng phí và phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp vận hành; Đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực cũng như sử dụng hiệu quả kinh phí trợ giá của Nhà nước cho hoạt động này.

Lộ trình chuyển đổi dự kiến đang được Sở GTVT Hà Nội nghiên cứu để chia thành từng giai đoạn, gồm giai đoạn 1 từ năm 2025-2030, với tỉ lệ chuyển đổi trung bình đạt 7,73%/năm, số lượng xe được chuyển đổi trung bình đạt 157 xe/năm.

Giai đoạn 2 kéo dài từ năm 2031-2035, với tỷ lệ chuyển đổi trung bình đạt 8,0%/năm, số lượng xe được chuyển đổi trung bình đạt 162 xe/năm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.