Mặc dù chiếc Hyundai Ioniq 5 cũng được sản xuất tại nhà máy Indonesia, nhưng chúng chỉ được lắp ráp bằng bộ linh kiện CKD nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Trong trường hợp của Kona Electric, Hyundai đã đầu tư lớn để sản xuất tại chỗ nhiều linh kiện hớn, bao gồm cả pin điện áp cao.
Pin của Kona Electric được sản xuất tại một nhà máy liên doanh với LG Energy Solutions có tên là Hyundai LG Indonesia Green Power.
Tọa lạc tại Karawang, gần Jakarta, nhà máy sản xuất pin của Hyundai có công suất sản xuất hàng năm là 10 GWh pin lithium-ion (tương đương 10 triệu số điện mỗi năm).
Sau đó, pin được lắp ráp thành bộ pin tại nhà máy Hyundai Energy Indonesia, có khả năng cung cấp 50.000 pin mỗi năm.
Cả hai nhà máy nói trên đều bổ sung năng lực cho nhà máy Hyundai Motor Manufacturing Indonesia (HMMI) hiện đang lắp ráp Ioniq 5.
Cơ sở này đang chuẩn bị tăng công suất sản xuất thêm 70.000 xe cuối năm nay, với tổng công suất đạt 150.000 xe mỗi năm sau đó.
Quay trở lại với Kona Electric, giá bán lẻ khởi điểm là 499 triệu Rupiah (33.500 USD) và lên tới 575 triệu Rupiah (38.600 USD) cho phiên bản Long Range cao cấp nhất.
Về thông số kỹ thuật, tất cả các biến thể của Kona Electric đều có động cơ điện phía trước, mô-men xoắn cực đại là 255 Nm.
Sự khác biệt nằm ở công suất tối đa, là 156 mã lực cho biến thể tiêu chuẩn Standard Range và 217 mã lực cho các biến thể pin dài Long Range.
Kona Electric Standard Range bản tiêu chuẩn được trang bị pin lithium-ion 48,9 kWh đủ cho phạm vi hoạt động 448km, trong khi Kona Electric Long Range có bộ pin 66 kWh cho phạm vi hoạt động tối đa lên đến 602km. Tất cả các mẫu xe cũng đi kèm với hệ thống làm mát pin.
Về tính năng, Kona Electric được trang bị hai màn hình kỹ thuật số 12,3 inch, điều hòa hai vùng, hệ thống âm thanh Bose 8 loa, mâm xe hợp kim 17 hoặc 19 inch, cửa sổ trời bằng kính rộng toàn cảnh, cửa sau chỉnh điện, camera 360 độ và bộ ADAS Hyundai Smart Sense đầy đủ.
Không có thông tin về việc Hyundai có xuất cảng Kona Electric cho các nước ASEAN khác như Philippines hay Việt Nam không, nhưng Hyundai thừa nhận rằng bằng cách sản xuất xe tại Indonesia, hãng sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất xe điện bằng cách giảm chi phí hậu cần và rút ngắn thời gian cung cấp pin.
Các hãng sản xuất ô tô Hàn Quốc đều coi Indonesia là đầu cầu trong cuộc thâm nhập ASEAN của mình, do Indonesia có trữ lượng niken lớn nhất thế giới, vào khoảng 21 triệu tấn.
Tuy nhiên, kể từ năm 2020, Chính phủ nước này đã cấm xuất khẩu quặng niken và chỉ cho phép sử dụng trong nước, nhằm tạo ra động lực lớn cho ngành công nghiệp xe điện của nước này trong những năm tới.
Đến năm 2030, nước này đặt mục tiêu chuyển đổi 25% sản lượng bán xe mới là xe điện.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận