• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Kéo phanh tay lâu ngày bị bó, xử lý ra sao?

25/09/2022, 07:30

Xe ô tô đã hơn 2 tháng không lăn bánh liệu có bị bó phanh và cách khắc phục thế nào?

Hỏi:

Chiếc Toyota Altis đời 2011 của tôi gửi trong bãi đỗ xe đã hơn 2 tháng nay không lăn bánh, liệu có bị bó phanh khi tay phanh 2 tháng không được hạ xuống. Nếu có hiện tượng trên cần xử lý thế nào?

Lê Hoàng Mai (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Ảnh minh họa

Cố vấn kỹ thuật Lê Văn Định, Gara OND Auto (749 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) trả lời:

Kéo phanh tay trong thời gian dài sẽ khiến lực ép từ má phanh lên đĩa phanh gây lõm, hoặc có thể bị kẹt, gỉ sét... Vì vậy, nếu xe để lâu ngày không đi đến, trên địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ cần kéo cần số về chế độ P (đối với xe tự động) hoặc về số 1 (đối với xe số sàn) mà không cần phanh tay.

Nếu đã kéo phanh tay suốt 2 tháng, khả năng ô tô bị bó phanh rất cao, nên cần kiểm tra tại chỗ theo phương pháp sau.

Thứ nhất, hạ phanh tay, nổ máy tại chỗ, từ từ đạp rồi nhả phanh chân 10 - 15 lần để dầu phanh tuần hoàn trong ống, piston phanh hoạt động trở lại.

Thứ hai, quan sát xem đèn cảnh báo phanh có bật sáng trên bảng đồng hồ, đồng thời nhờ người khác đứng ngoài xe nhìn đèn phanh phía sau có sáng lên, tức là kiểm tra các chức năng điện - điện tử của hệ thống phanh có hoạt động bình thường hay không.

Thứ ba, vào số tiến, đạp ga nhẹ nhàng xem xe có tiến lên như bình thường hay không, nếu thấy rõ sức ì của xe hoặc đèn cảnh báo phanh bật sáng trong khoảng 100 - 200m di chuyển đầu tiên, tức là xe đang bị bó phanh.

Khi đã bị bó phanh, chỉ còn giải pháp gọi xe cứu hộ đưa xe đến gara gần nhất để thợ xử lý. Nếu cố đi có thể bị cháy má phanh, gây ra khói khét ở bánh xe, làm trầy xước hỏng đĩa phanh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.