• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Kinh nghiệm lái xe an toàn trong mùa mưa bão

20/08/2016, 07:20

Việc lái xe đũng kỹ thuật trong mùa mưa với một số lưu ý sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ.

Xegiaothong_lai_xe_mua_mua_bao_luu_y
Chạy xe mùa mưa bão khiến nhiều tài xế lo sợ trước hiện tượng thủy kích

Việc sử dụng ô tô trong mùa mưa bão khiến nhiều tài xế lo lắng chính là hiện tượng thủy kích. Nhiều xe đang di chuyển trên đường nếu gặp hiện tượng thủy kích, xe sẽ bị nước tràn vào đường hút gió của máy, làm xe chết máy đột ngột.

Ngoài ra, nếu tài xế cố tình lái xe hay để nước ngập vào bên trong động cơ và dưới sức ép của piston sẽ tạo phản lực làm biến dạng các tay biên và piston. Khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ, phá huỷ máy xe.

Vì vậy một số lưu ý nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua mưa bão và vùng ngập lụt một cách dễ dàng.

Kinh nghiệm lái xe an toàn qua vùng ngập nước

Khi chạy qua vùng ngập nước, bạn nên tháo lọc gió của động cơ ra. Sau khi vượt qua đoạn ngập lụt, bạn có thể lắp lọc gió động cơ trở lại bình thường.

Chú ý quan sát từ xa, nếu bắt gặp một xa khác đang chạy ngược chiều về hướng của bạn, tốt nhất là bạn nên dậm chân tại chỗ vì khi đó, chiếc xe chạy ngược chiều tới sẽ tạo ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.

Xem xét mực nước trước khi đi qua, mực nước an toàn là dưới 25 cm. Khi chạy xe trong vùng ngập nước, tài xế nên đi số 1 và lưu ý là tắt điều hòa trên xe, không đạp thốc ga, lái một cách từ tốn. Chú ý không nên đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập để tránh trường hợp chết máy.

 Khi đã đi qua chỗ ngập nước, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.

Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, bạn tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe vị trí cao và gọi ngay cứu hộ.

Nên tránh mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử.

Chăm sóc sau lũ lụt

Xegiaothong-lam_gi_khi_xe_bi_ngap_nuoc
Cần mang xe đi kiểm tra và bảo dưỡng ngay sau khi qua vùng ngập nước

Sau khi đi qua vùng ngập nước, bạn nên mang xe đi kiểm tra, bảo dưỡng. Ngoài việc kiểm tra động cơ, và sửa lại máy móc, bạn cùng nên chú ý tới vệ sinh nội thất trên xe.

Việc chăm sóc nội thất trên xe đối với các bộ phận như mút cách âm, ống dẫn khí điều hòa thổi chân, hệ thống điện điều khiển ghế, sưởi ghế, lỗ sạc điện và hệ thống dây dẫn điện điều khiển toàn bộ đèn ở đuôi xe.

Ngoài thảm lót sàn, nỉ trải sàn, mút cách âm cũng cần được phơi khô, hoăc bạn có thể thay mới, kiểm tra và sấy khô các giắc cắm, mối chuyển của hệ thống điện, làm sạch hệ thống dẫn khí điều hòa thổi chân, hút ẩm, khử mùi ghế cùng toàn bộ nội thất để làm sạch xe và đảm bảo tuổi thọ cho xe.

Cần nhanh chóng xác định xem nước ngập là loại nước ngọt hay nước mặn. Điều đó sẽ giúp bạn xác định xem liệu có đáng đầu tư tiền bạc và thời gian trong việc sửa chữa các thiệt hại hay không. Một chiếc xe mà bị nước mặn vào thì không đáng phải mất thời gian sửa chữa vì muối sẽ làm ăn mòn các bộ phận và dây dẫn gây ra một loạt các vấn đề khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.