• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Lái xe bỏ chạy sau tai nạn giao thông sẽ không được bồi thường bảo hiểm

17/01/2024, 09:00

Do không hiểu rõ quyền lợi của mình khi mua bảo hiểm bắt buộc, nhiều tài xế vội vã lái xe bỏ chạy sau va chạm giao thông, từ bỏ lợi ích được bảo hiểm.

"Thiệt đơn thiệt kép” khi lái xe cố tình bỏ chạy sau tai nạn

Trên thực tế, nhiều trường hợp xảy ra va chạm gây tổn thất cho một hoặc nhiều xe trên đường nhưng lái xe đánh xe bỏ chạy, bỏ qua sự phối hợp với cơ quan chức năng và bảo hiểm.

Nhiều người thắc mắc, việc lái xe bỏ chạy sẽ chịu chế tài gì về phương diện pháp luật nói chung và pháp chế bảo hiểm nói riêng?

Lái xe bỏ chạy sau tai nạn giao thông sẽ không được bồi thường bảo hiểm- Ảnh 1.

Một vụ bỏ chạy sau va chạm giao thông, CSGT phải phối hợp truy đuổi để dừng phương tiện. Ảnh minh họa

Theo luật sư Đỗ Hồng Sơn (VP luật Tinh Hoa Việt), trên thực tế nhiều lái xe sau khi gây tai nạn, thấy chỉ hư hại xe mà không có thiệt hại về người nên lái xe bỏ chạy, gây bức xúc cho người bị gây tai nạn, gây khó khăn cho cơ quan công an và hãng bảo hiểm.

Ông Sơn cho rằng, việc lái xe bỏ chạy sau tai nạn giao thông là tự gánh chịu “thiệt đơn thiệt kép” cho bản thân và phương tiện của mình.

Thứ nhất, về phương diện pháp luật, nếu lái xe gây tai nạn có thiệt hại về người mà cố ý bỏ chạy là vi phạm hình sự, sẽ bị truy cứu theo quy định pháp luật.

Thứ hai, về phương diện bảo hiểm, Nghị định 67/2023 có điều khoản nhắc đến hành vi “cố ý bỏ chạy”, theo đó lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe và lái xe cơ giới, sẽ bị từ chối bồi thường.

Cụ thể, mức bồi thường của đơn vị bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô, xe máy gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn; đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

Lái xe bỏ chạy sau tai nạn giao thông sẽ không được bồi thường bảo hiểm- Ảnh 2.

Cố tình bỏ chạy khi xảy ra va chạm giao thông là từ bỏ quyền được bồi thường bảo hiểm TNDS. Ảnh minh họa.

Bảo hiểm bắt buộc TNDS là chế độ bảo hiểm nhân văn, bảo hiểm thay mặt chủ xe đứng ra bồi thường trong các trường hợp xảy ra rủi ro, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm.

Người lái xe có bằng lái hợp pháp, nồng độ cồn không vượt ngưỡng quy định của Bộ Y tế, xe có đăng kiểm hơp lệ và không đi vào đường cấm, sẽ được hãng bảo hiểm bồi thường phần TNDS của chủ xe trong vụ tai nạn.

Trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc tai nạn không thuộc phạm vi bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm cũng sẽ hỗ trợ bồi thường nhân đạo cho nạn nhân số tiền lên đến 20 triệu đồng/người.

Thủ tục bồi thường bảo hiểm TNDS thế nào?

Bước một, chủ xe phải thông báo vụ việc vào đường dây nóng cho công ty bảo hiểm ngay sau khi xảy ra tai nạn. Trong vòng 5 ngày, phải gửi thông báo bằng văn bản (qua email hoặc nộp bản giấy).

Bước hai, chủ xe phối hợp với công ty bảo hiểm giám định mức độ tổn thất trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra tai nạn. Trong vòng một giờ sau khi nhận được thông báo về vụ tai nạn, công ty bảo hiểm có trách nhiệm hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục.

Bước ba, công ty bảo hiểm tạm ứng bồi thường bảo hiểm bắt buộc ô tô đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng trong cả trường hợp đã hoặc chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại.

Bước 4 là chủ xe nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm, gồm: văn bản yêu cầu bồi thường; tài liệu liên quan đến xe, người lái xe; tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng; tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản; và quyết định của tòa án (nếu có).

Theo quy định mới (Nghị định 67/2023) người mua bảo hiểm bắt buộc và hãng bảo hiểm có sự ràng buộc lẫn nhau về trách nhiệm, trong vòng 1 giờ nhận thông báo tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải có hướng dẫn cho khách hàng và trong vòng 24 giờ phải tổ chức giám định thiệt hại.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.