• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lịch sử hình thành TOYOTA tại Việt Nam

15/02/2016, 10:43

Toyota Việt Nam (TMV) là một trong những nhà sản xuất ô tô đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam.

lao dong
Toyota Việt Nam nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Thành lập tháng 9/1995, là một trong những nhà sản xuất ô tô đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam, Toyota Việt Nam (TMV) là liên doanh sản xuất ô tô giữa Tập đoàn Ô tô Toyota Nhật Bản (TMC), Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM) và Tập đoàn KUO Singapore (KUO). Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, TMV luôn giữ vững ba trụ cột trong hoạt động, đó là “Hiện thực hóa một xã hội ô tô giàu mạnh”, “Đóng góp vào sự phát triển của ngành Công nghiệp ô tô” và “Đóng góp cho xã hội Việt Nam” dựa trên tầm nhìn “Trở thành một công dân tốt”.

Những ngày đầu thành lập (1991 - 1986)

Năm 1991, TMC ra quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam. Năm 1992, đại diện TMC tiến hành những hoạt động thăm dò và tìm hiểu về thị trường ô tô, nhu cầu của người dân đến những chính sách của Chính phủ… và cuối cùng TMC đã quyết tâm xây dựng Nhà máy Toyota tại Việt Nam.

Năm 1994, TMC tìm được đối tác và đặt vấn đề liên doanh với Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM). Các hoạt động xúc tiến xây dựng nhà máy sản xuất nhanh chóng tiến hành và huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đã được lựa chọn bởi những lợi thế thích hợp làm nền móng cho một nhà máy công nghiệp nặng, giao thông thuận lợi và sự hỗ trợ rất tích cực từ phía lãnh đạo và người dân địa phương.

Tháng 9/1995, sau nhiều nỗ lực của TMC và các đối tác, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã chính thức được thành lập. Tháng 3/1996, nhà máy TMV đặt tại xã Phúc Thắng, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc được khởi công xây dựng với bốn quy trình sản xuất hàn - sơn - lắp ráp -  kiểm tra và sản lượng. Tháng 8/1996, tại khu tiền sản xuất, chiếc Toyota đầu tiên - Hiace đã xuất xưởng. Trong thời điểm khởi đầu này, sản lượng của TMV chỉ đạt 2 xe/ngày.

Lớn lên trong thử thách (1997 - 2005)

Tháng 10/1997, Nhà máy TMV chính thức khai trương với dây chuyền sản xuất hai mẫu xe: Hiace và Corolla, công suất đạt trung bình 4 xe/ngày, tương đương khoảng 100 xe/tháng. Trong năm 1997, năm đầu tiên đi vào sản xuất, sản lượng của TMV chỉ đạt 1.277 xe, chiếm 22% thị phần. Liên tiếp trong 2 năm 1997 và 1998, TMV khai trương hai chi nhánh tại TP HCM và Hà Nội, đồng thời mở rộng hệ thống đại lý đến 4 tỉnh, thành trong cả nước.

Năng lực sản xuất cũng được nâng lên, do đó, sản lượng hàng năm của TMV đã tăng lên đến hơn 1.800 xe và chiếm 31% tổng thị phần và từ đó chiếm giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam. Song song với việc đầu tư phát triển hệ thống sản xuất, TMV không ngừng nghiên cứu, đầu tư các công nghệ thân thiện với môi trường, cũng như nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Tháng 9/1999, TMV tự hào là nhà sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam nhận được chứng chỉ ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy.

Trong những năm tiếp theo, TMV liên tục cho ra mắt những dòng sản phẩm mới như Camry thế hệ đầu tiên vào năm 1998, Zace vào năm 1999, Landcruiser vào năm 2000 và ra mắt mẫu xe Vios vào năm 2003.

mau vios
Mẫu xe Vios.

Không dừng lại ở đó, cũng vào thời điểm này, với việc mời gọi thành công Tập đoàn Denso vào đầu tư sản xuất phụ tùng ô tô tại Việt Nam, TMV đã mời gọi thành công thêm nhiều nhà sản xuất linh kiện phụ tùng khác của Nhật Bản vào Việt Nam để phát triển công nghiệp phụ trợ.

Tháng 7/2004, TMV khai trương Trung tâm Xuất khẩu phụ tùng Toyota, mở ra một thời kỳ mới cho ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam, thời kỳ TMV tham gia vào hệ thống sản xuất toàn cầu của Toyota. Đến nay, kim ngạch xuất khẩu đã đạt xấp xỉ 326 triệu USD, tương đương trung bình 29 triệu USD/năm. Với giá trị xuất khẩu tăng dần theo từng năm, hiện, các sản phẩm xuất khẩu của TMV chủ yếu bao gồm: Bàn đạp chân ga, van điều hòa khí xả và ăng ten đã có mặt tại 13 nước trên thế giới.

Tuy nhiên, vào năm 2003 - 2004, do việc tăng thuế nhập khẩu linh kiện và thuế tiêu thụ đặc biệt cho các dòng xe được áp dụng đã khiến thị trường sụt giảm nghiêm trọng. Không áp dụng phương pháp cho nhân viên nghỉ việc, TMV sắp xếp lại công việc, tiến hành đào tạo nâng cao kỹ năng cho nhân viên và cải tiến nhằm nâng cao năng lực sản xuất… Nhờ đó, năm 2005, đánh dấu 10 năm hình thành và phát triển tại thị trường Việt Nam, TMV đã cho xuất xưởng chiếc xe thứ 50 nghìn tại nhà máy.

Bứt phá và tăng trưởng ( 2006 - 2015)

Năm 2006, TMV ra mắt thế hệ đầu tiên của chiếc xe đa dụng toàn cầu Toyota Innova, chiếc xe mà sau này đã tạo nên thành công vang dội cho Toyota tại thị trường Việt Nam. Cho đến nay, sau gần 10 năm ra mắt, Innova luôn nằm trong danh sách xe bán chạy nhất trên thị trường ô tô.

Đến năm 2007, doanh số bán của TMV đạt hơn 20 nghìn xe, năm 2008 đạt xấp xỉ 25 nghìn xe và đưa chiếc xe thứ 100 nghìn xuất xưởng ra khỏi dây chuyền sản xuất. Những năm tiếp theo đó, TMV liên tục cho ra mắt các mẫu xe mới như Fortuner vào năm 2009, mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc gồm Hilux vào năm 2009, Yaris, Land Prado vào năm 2011 và FT86 vào năm 2012. Năm 2011, TMV xuất xưởng chiếc xe thứ 200 nghìn, năm 2013 xuất xưởng chiếc xe thứ 250 nghìn và chiếc xe thứ 300 nghìn cũng chính thức lăn bánh rời khỏi dây chuyền sản xuất vào tháng 3/2015.

Cùng với sự tăng trưởng về sản xuất và bán hàng, nhằm tiếp tục gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm. Riêng trong năm 2015, TMV đã nội địa hóa thành công 6 sản phẩm bao gồm: Móc kéo, bộ dụng cụ và ăng-ten cho xe Vios, thép tấm sàn xe Corolla, dầu và vòng đệm hộp số, nâng tổng số linh kiện nội địa hóa của TMV cho tất cả các dòng xe lên tới gần 280 sản phẩm.

Tháng 4/2009, TMV đã khai trương Trung tâm Nội địa hóa tại trụ sở chính của công ty. Đây là nơi trưng bày các phụ tùng và linh kiện ô tô có tiềm năng nội địa với nhiều chủng loại vật liệu khác nhau được TMV và các nhà cung cấp nghiên cứu phát triển để nội địa hóa. Khởi đầu với nhà cung cấp Denso, đến nay, TMV có tất cả 18 nhà cung cấp phụ tùng, trong đó có nhiều nhà cung cấp của Tập đoàn Toyota Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam như Toyota Boshoku, Toyoda Gosei…

Trước sự tăng trưởng về nhu cầu của khách hàng và doanh số bán tăng nhanh, TMV tiến hành mở rộng hệ thống đại lý. Chỉ từ 2 đại lý và 4 dịch vụ ủy quyền trong năm đầu hoạt động, đến nay, con số này đã là 44 đại lý/chi nhánh đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền trải rộng khắp 21 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu đa dạng của khách hàng, TMV đã giới thiệu thương hiệu Lexus đến với khách hàng Việt Nam vào cuối năm 2013. Với 8 mẫu xe mới nhất trên toàn cầu được nhập khẩu nguyên chiếc và dịch vụ đẳng cấp, cung cấp bởi đại lý chính thức là Lexus Trung tâm Sài Gòn (TP HCM) và Lexus Thăng Long (Hà Nội).

Năm 2015 được ghi nhận là một năm của những kỷ lục mới được xác lập khi lần đầu tiên doanh số bán của TMV ước đạt 50 nghìn xe (tăng 22%) đưa tổng doanh số bán hàng lên đến trên 350 nghìn xe, sản lượng sản xuất đạt 45 nghìn xe (tăng 30%), tương đương gần 150 xe/ngày, đưa tổng sản lượng sản xuất đạt trên 330 nghìn xe; lượt xe vào làm dịch vụ của TMV cũng ước đạt xấp xỉ 850 nghìn lượt (tăng 16%), góp phần đưa tổng lượt xe vào làm dịch vụ lên trên 6,4 triệu lượt; giá trị xuất khẩu ước đạt xấp xỉ 45 triệu USD (tăng 12%), nâng tổng giá trị kim nghạch xuất khẩu lên trên 330 triệu USD.

Bên cạnh đó, hàng năm TMV cũng đóng góp cho Ngân sách Nhà nước ước khoảng 750 triệu USD (tương đương 17 nghìn tỉ đồng), đưa tổng số tiền đóng thuế trong 20 năm lên gần 5 tỉ USD, đồng thời cung cấp công ăn việc làm ổn định cho 1.900 nhân viên tại TMV và gần 31 nghìn lao động tại hệ thống đại lý và các nhà cung cấp.

Kế hoạch cho tương lai và khẩu hiệu mới

Nhìn về tương lai, TMV đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Việt Nam trong 20 năm tiếp theo. Ông Yoshihisa Maruta, Tổng giám đốc TMV chia sẻ: “Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập, TMV đã đặt ra khẩu hiệu mới “CHUYỂN ĐỘNG TIÊN PHONG”. Khẩu hiệu này có nghĩa là chúng tôi sẽ tiếp tục “cung cấp những chiếc xe tốt nhất cho cuộc sống” và “đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội” bất kể tình hình sẽ thay đổi thế nào trong 20 năm tới”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.