• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Lợi nhuận Tasco đi lùi sau sáp nhập Savico

08/08/2024, 09:00

Doanh thu cao gấp 20 lần cùng kỳ nhưng lợi nhuận giảm một nửa là tình hình kinh doanh của Tasco sau hai quý đầu năm.

Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm

Báo cáo tài chính công bố ngày 2/8 của Công ty CP Tasco cho thấy, quý II năm nay công ty đạt doanh thu 6.430 tỷ đồng, gấp gần 20 lần cùng kỳ năm ngoái (315 tỷ đồng).

Trong cơ cấu doanh thu của mảng ô tô quý II năm nay, Tasco ghi nhận 775 tỷ đồng từ mảng cung cấp dịch vụ, doanh thu này đến từ 86 đại lý cung cấp dịch vụ bảo hành bảo dưỡng.

Tính gộp 6 tháng đầu năm, doanh thu của Tasco đạt 11.634 tỷ đồng, gấp 17 lần cùng kỳ năm ngoái (624 tỷ đồng).

Doanh thu đột biến đến từ việc sáp nhập nhà phân phối ô tô Savico vào Tasco kể từ cuối năm ngoái.

Lợi nhuận Tasco đi lùi sau sáp nhập Savico- Ảnh 1.

Nền tảng kinh doanh xe cũ Carpla của Tasco được khai trương năm 2023 nhưng chưa phát huy hiệu quả. Ảnh: Tasco.

Trước đó, mảng kinh doanh truyền thống của Tasco là thu phí không dừng VETC mang lại doanh thu khoảng 1.200 tỷ đồng mỗi năm.

Điều bất ngờ là doanh thu đột biến, nhưng lợi nhuận ròng quý II của Tasco chỉ khoảng 4,7 tỷ đồng, bằng một nửa cùng kỳ - thời điểm chưa sáp nhập Savico.

Thương vụ hoán đổi cổ phần giữa Tasco và Savico được cho là mang lại sức mạnh tổng thể cho hai ông lớn, một trùm BOT và một trùm phân phối bán lẻ ô tô.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh sau sáp nhập chưa đạt kỳ vọng. Nhiều nhận định cho rằng kinh doanh phân phối ô tô giai đoạn này phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận.

Dù vậy, lãnh đạo Tasco nhận định, khó khăn của ngành ô tô chỉ là tạm thời, do đó cần chuẩn bị nguồn lực để đầu tư mở rộng quy mô, tăng số lượng showroom và thương hiệu ô tô mới.

Thay đổi kế hoạch kinh doanh xe Trung Quốc

Năm 2023, tổng doanh số bán lẻ ô tô là 36.637 xe, chiếm 13,3% thị phần ô tô Việt Nam. Số lượng nhãn hiệu ô tô do Tasco Auto phân phối là 13 nhãn.

Hiện Savico có 86 công ty con hoặc công ty liên kết hoạt động bán lẻ ô tô, đặt mục tiêu mở rộng lên 120 đại lý liên kết/trực thuộc vào năm 2026.

Đầu năm nay, Tasco dự kiến phối hợp với BYD triển khai phân phối nhãn hiệu BYD tại Việt Nam, nhưng bất ngờ thông báo dừng hợp tác với BYD Việt Nam hôm 6/5/2024.

Lợi nhuận Tasco đi lùi sau sáp nhập Savico- Ảnh 2.

Tasco Auto trở thành nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền xe Volvo tại Việt Nam. Ảnh: Tasco.

Hôm 8/7, Tasco Auto công bố đã sở hữu 100% Công ty TNHH Sweden Auto - nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền xe Volvo tại Việt Nam với mạng lưới 4 đại lý tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.

Hiện, số lượng nhãn hiệu ô tô do Tasco phân phối vẫn là 14, trong đó có 2 nhãn hiệu độc quyền là Volvo và Lynk & Co.

Hệ sinh thái Tasco đến nay, ngoài cốt lõi là bán lẻ ô tô và thu phí không dừng, đã mở rộng thêm mảng kinh doanh xe cũ (Carpla) bảo hiểm (TIC), trung gian thanh toán, ví điện tử (VETC) để cung cấp giải pháp giao thông cho các dịch vụ thanh toán xăng dầu không tiền mặt, thấu chi tài chính, thu phí sân bay, thu phí đỗ xe…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.