• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

London thu phí ô tô phát thải cao

22/02/2017, 11:05

Thủ đô London (Anh) đang rốt ráo thực hiện các biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân, trong đó có thu phí.

Anh thu thêm phí môi trường để hạn chế xe cá nhân
Anh thu thêm phí môi trường để hạn chế xe cá nhân vào khu trung tâm.

Thủ đô London (Anh) đang rốt ráo thực hiện các biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân, trong đó có thu phí đối với các phương tiện phát thải cao để giải quyết ô nhiễm môi trường nặng nề.

Thiệt hại hàng tỷ bảng Anh vì ô nhiễm, tắc đường

Mới đây, báo Guardian (Anh) nhận định, Anh là một trong 5 quốc gia trong khu vực châu Âu có mức khí thải NO2 cao nhất vì chất thải từ các nhà máy và phương tiện giao thông. Vì vậy, Ủy ban châu Âu ra tối hậu thư yêu cầu nước này xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, đưa lượng phát thải khí NO2 về mức quy định. Nếu không thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường trong 2 tháng, Anh sẽ bị kiện ra tòa án châu Âu và đối mặt với mức phạt nặng trong năm nay.

Cũng theo Guardian, lượng khí thải NO2 quá lớn gây các bệnh về tim, phổi, chết non cho khoảng 50.000 người Anh/năm và đang ngày càng tồi tệ, ước tính thiệt hại 20 tỷ bảng Anh/năm vì chi phí y tế cộng đồng. Trong đó, lượng phương tiện cá nhân dày đặc, gây tắc nghẽn và phát thải cao là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ô nhiễm.

Theo nghiên cứu mới nhất được kênh truyền hình ITV công bố ngày 20/2, Thủ đô London đứng thứ 7 trong số các thủ đô tắc nghẽn nhất thế giới. Người dân trung bình phải chờ đợi lên tới 73 giờ/năm ở ngoài đường vì tắc nghẽn trong giờ cao điểm. Năm ngoái, tắc nghẽn gây thiệt hại kinh tế cho Thủ đô London khoảng 31 tỷ bảng Anh; Trung bình 968 bảng Anh/một lái xe.

Thu thêm phí môi trường

Để giải quyết tình hình ô nhiễm, Thị trưởng London Sadiq Khan công bố kế hoạch thu phí môi trường đối với phương tiện “có tuổi” (sản xuất từ trước năm 2006), phát thải cao vượt quá tiêu chuẩn khí thải Euro 4, bất kể phương tiện chạy bằng xăng hay diesel. Loại phí mới được gọi là T-Charge, dự kiến áp dụng trong khu vực trung tâm Thủ đô London từ ngày 23/10 tới.

Ước tính, có tới 10.000 phương tiện cũ và phát thải nhất bị ảnh hưởng vì loại phí mới. Loại phí này không áp dụng với các phương tiện công cộng như xe cứu hỏa, xe cứu thương; Những phương tiện được miễn trừ phí ô nhiễm (Congestion Charge hay còn gọi là C-Charge) cũng như những người có phù hiệu xanh (Blue Badge).

Nhận định về kế hoạch này, Thị trưởng London Sadiq Khan cho rằng: “Nếu không thay đổi một cách quyết liệt sẽ không thể bảo vệ sức khỏe của người thân và gia đình trong tương lai”.

Giám đốc quản lý Hạ tầng giao thông thuộc Cơ quan Giao thông đường bộ, ông Leon Daniels cho biết: “Khủng hoảng chất lượng không khí tại London là một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt và cần phải đồng hành cùng thị trưởng để giải quyết”. Ông nhận định: “Phí T-Charge là một phần quan trọng trong công tác đấu tranh với ô nhiễm môi trường, không khuyến khích các phương tiện phát thải cao, già cỗi đi vào khu vực trung tâm London”.

Nếu phí T-charge được triển khai thì tài xế ở London còn phải chịu thu phí tắc đường (C-Charge) từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần vào 7h - 18h. Vì vậy, những phương tiện không đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 sẽ phải đóng 21,5 bảng Anh (tương đương 600.000 VND) nếu đi vào khu vực trung tâm có tính phí tắc đường. Giống như thu phí C-Charge, T-Charge sẽ sử dụng hệ thống camera để giám sát toàn bộ phương tiện cũng như việc thu phí.

Mặc dù Thị trưởng London khẳng định: “Phần lớn người dân London đều ủng hộ kế hoạch này vì họ hiểu đây là lúc để đấu tranh với ô nhiễm và cần phải hành động ngay”. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, loại phí này đặt thêm gánh nặng lên những người London nghèo khó bởi nhiều phương tiện cũ đều thuộc sở hữu của những người không có tiền để thay xe mới.

Thu phí môi trường chỉ là một trong hàng loạt các biện pháp mà Thị trưởng London Sadiq Khan đưa ra để tăng cường chất lượng không khí. Thị trưởng đề xuất tăng gấp đôi chi phí để cải thiện chất lượng không khí lên 875 triệu bảng trong 5 năm và sẽ tham vấn để giới thiệu “Vùng khí thải cực thấp” (ULEZ) vào năm 2019.

Sau đó, phủ ULEZ ra những con đường vành đai phía Bắc/Nam và mở rộng đường phố London cho các phương tiện hạng nặng vào đầu năm 2019. Ông cũng dự chi hơn 300 triệu bảng để loại bỏ xe buýt hai tầng chạy bằng diesel và đưa xe buýt không khí thải hoặc xe lai điện vào sử dụng từ năm 2018.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.