Khi nào cần phải nâng, kích gầm ô tô?
Có nhiều lý do cho việc này, những lý do phổ biến là tháo mâm xe và thay lốp cho xe. Trên thực tế sẽ cần phải nâng chiếc xe lên để có thể sửa chữa hầu hết các bộ phận dưới gầm xe.
Biết cách nâng gầm xe ô tô có thể giúp lái xe trong trường hợp khẩn cấp khi không có sự trợ giúp nào xung quanh. Tuy nhiên đừng bao giờ cố gắng thay lốp xe trên đường cao tốc vì nó gây nguy hiểm cho cả người sửa xe và những người tham gia giao thông khác. Điều nên làm khi đó là gọi dịch vụ cứu hộ đường bộ. Nếu không gọi được người giúp thì hãy thu hút sự chú ý của đội tuần tra đường cao tốc bằng cách treo thứ gì đó màu trắng (một mảnh vải hay tờ giấy) ra cửa sổ phía người lái.
Không nên nâng xe khi xe đang ở trên dốc. Nếu xe lao xuống dốc thì hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Nếu bất đắc dĩ phải nâng xe trên dốc, để tránh trường hợp xe lao xuống dốc, cần đánh hết lái xe sang hướng lề đường và khóa phần bánh sau lại. Nếu phải nâng xe ở lề đường, hãy đặt cảnh báo.
Các bước nâng/hạ gầm ô tô an toàn
Bước 1: Đỗ xe trên bề mặt bằng phẳng
Nên đậu xe ở vị trí bằng phẳng. Xe hơi có khuynh hướng lăn bánh, vì vậy cần giữ xe đứng yên trước khi quá trình này bắt đầu, tránh đậu xe ở những vị trí dốc. Việc đậu xe trên mặt đất bằng phẳng cũng giúp người dùng có không gian làm việc rộng rãi, dễ dàng hơn khi nâng xe.
Bước 2: Giữ xe an toàn ngay vị trí đậu
Giữ thẳng tay lái, trả về số P nếu là xe số tự động (hoặc trả về số Neutral nếu là xe số sàn), kéo phanh tay. Điều này ngăn xe di chuyển khi đang kiểm tra gầm xe, đây là một bước quan trọng để giữ an toàn.
Bước 3: Xác định vị trí phù hợp để nâng xe
Không phải mọi vị trí dưới gầm xe hơi đều có thể chịu tải. Tuy nhiên, hầu hết điểm nâng đều ở cùng một vùng lân cận. Có thể tìm kiếm những vị trí nâng xe tốt nhất trong hướng dẫn của xe hoặc trên Google.
Bước 4: Đặt bộ kích xe ở vị trí phù hợp
Đặt bộ kích xe dưới vị trí nâng xe đã xác định. Nên đặt thêm các tấm gỗ hoặc miếng đệm vào giữa điểm nâng để tránh gây hư hại cho gầm xe.
Bước 5: Nâng xe
Việc nâng xe được thực hiện bằng cách xoay trục chính theo chiều kim đồng hồ. Để hạ xe, sẽ xoay cần trục chính ngược chiều kim đồng hồ. Hãy nhớ, xoay qua phải để siết chặt, xoay trái để nới lỏng. Trên một bộ kích dạng cắt kéo, thường được quay bằng một hướng, theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ để nâng hoặc hạ xe.
Chú ý: Không sử dụng bộ kích ở những điểm có đầu nhọn. Những điểm này thường không thể chịu tải và có thể làm hư hỏng.
Phải nâng xe lên đến độ cao mong muốn. Nếu nâng xe không đủ độ cao, người sửa chữa sẽ gặp khó khăn do không đủ không gian để sửa chữa và quan sát.
Bước 6: Kiểm tra sự ổn định xe sau khi nâng
Một khi đạt đến chiều cao mong muốn, nên lắc nhẹ hông xe để kiểm ra độ cân bằng của xe.
Bước 7: Sử dụng thêm chân đội hỗ trợ
Nên có thêm các chân hỗ trợ để chia sẻ trọng lượng của chiếc xe, đặt chúng ở các điểm nâng khác nhau, gần vị trí bộ kích. Đây còn là hoạt động dự trù trong trường hợp bộ kích chính không chắc chắn, làm cho chiếc xe ổn định hơn.
Bước 8: Hạ xe xuống
Nếu đặt chiếc xe trên những chân phụ, hãy nhớ mang chúng ra trước khi hạ chiếc xe. Lắp lại đầy đủ các bánh xe đúng vị trí nếu tháo ra, đảm bảo siết chặt bằng cờ lê. Sau đó thực hiện ngược lại bước 5, vặn ngược chiều kim đồng hồ để mở van thoát khí trên bộ kích truyền thống.
Tất cả các bước cần thực hiện một cách chậm rãi, cẩn thận.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận