• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Nghịch lý xuất siêu linh kiện ô tô

Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu hàng tỷ USD linh phụ kiện ô tô nhưng hầu hết các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu loại hàng này để lắp ráp.

Công đoạn đánh bóng khung ghế ô tô thể thao bằng vật liệu composite tại nhà máy của Thaco

Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu hàng tỷ USD các loại linh phụ kiện ô tô. Một số doanh nghiệp (DN) trong nước cũng đã chủ động sản xuất linh phụ kiện cho mình và xuất khẩu. Vậy, tại sao các DN tại Việt Nam không liên kết để tận dụng nguồn lực nội địa để sản xuất ô tô, giảm giá thành?

Có thể nhìn thấy “cửa sáng” của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong năm 2021 chính là sản xuất và cung ứng linh kiện gốc (OEM) cho các hãng xe lớn trên thế giới. Tuy nhiên, có một nghịch lý là hầu hết các DN sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam đều phải nhập khẩu linh kiện.

Xuất khẩu hơn 5 tỷ USD linh kiện, phụ tùng

Những năm gần đây, linh kiện phụ tùng ô tô liên tục vào nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam. Nếu năm 2017, xuất khẩu phụ tùng ô tô chỉ đạt 2,99 tỷ USD thì đến năm 2019, con số này đạt kỷ lục 5,64 tỷ USD.

Năm 2020, bất chấp đại dịch Covid-19, xuất khẩu phụ tùng của Việt Nam vẫn đạt gần 5 tỷ USD. Riêng 2 tháng đầu năm nay, bình quân mỗi 2 tuần Việt Nam xuất khẩu 200 triệu USD phụ tùng ô tô, đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm đạt 786 triệu USD.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Đình Đông, Phó tổng giám đốc Công ty Cao su Miền Nam (Casumina) cho biết, tỷ lệ tiêu thụ nội địa của DN trong năm 2019 - 2020 đang là 55% sản lượng, 45% còn lại dành cho xuất khẩu.

Đã từ lâu Casumina trở thành nhà cung cấp lốp xe tải cho các nhà sản xuất Thaco, VEAM, TMT, Daehan, Shineray, Doosung. Ngoài ra, công ty còn sản xuất lốp xe máy cho Yamaha và SYM. Chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất của Casumina là dòng lốp xe tải Radial, chiếm khoảng 40%.

Ngoài các DN FDI lớn chuyên sản xuất bộ dây điện ô tô như: Yazaki, Sumi-Hanel, SumiDenso với kim ngạch xuất khẩu gần 3 tỷ USD mỗi năm, các DN nội khác cũng tích cực đầu tư nâng cấp công nghệ để đáp ứng chuẩn OEM (nhà sản xuất gốc), như Tập đoàn Thaco, Nhựa Hà Nội, dây điện Ngọc Khánh…

Trong đó, Thaco là một ví dụ về sự trưởng thành của DN nội trong chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu linh kiện phụ tùng của DN này đã tăng 25% so với năm trước, đạt hơn 20 triệu USD.

Đặc biệt là các sản phẩm như: Áo ghế, bọc cần số, két dàn nóng, linh kiện composite…, tiếp tục được xuất đi với số lượng lớn sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và mở rộng thêm các thị trường mới là Ba Lan, Ý. Trong đó, áo ghế có số lượng và giá trị cao nhất.

Công ty Nhựa Hà Nội cũng là một DN chủ lực sản xuất phụ kiện ô tô tại Việt Nam. Ông Bùi Minh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhựa Hà Nội cho biết: “Hiện nay, công ty đang là nhà cung cấp linh kiện nhựa cho nhiều hãng xe tại Việt Nam, trong đó 2 khách hàng lớn là Honda và Toyota. Các chi tiết đang sản xuất, cung cấp cho hãng bao gồm: Ốp cánh cửa, cản trước sau, bậc lên xuống, lưng ghế và tiếp tục nghiên cứu các linh kiện lớn khác. Riêng Toyota, số linh kiện Nhựa Hà Nội hiện đang cung cấp khoảng 60 chi tiết”.

Lãnh đạo Công ty TNHH Dây và Cáp điện Ngọc Khánh (Hưng Yên) cũng cho biết, toàn bộ các DN sản xuất dây điện dùng trong ô tô hiện đang sử dụng khoảng 25.000 công nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu của các DN này ra nước ngoài lên đến 90%…

Việt Nam đang xuất siêu phụ tùng ô tô ở mức khoảng 1 tỷ USD/năm, từng bước định vị xuất xứ linh kiện “made in Vietnam” và đủ điều kiện đóng vai trò OEM một số linh kiện ô tô nhưng ngược lại, hầu hết các DN trong nước lại đang phải nhập khẩu linh kiện để lắp ráp. Việc sử dụng nguồn lực trong nước đang rất hạn chế.

Bỏ trống “sân nhà”

Công nhân vận hành máy uốn ống CNC trong nhà máy lắp ráp xe tải của Thaco ở Khu kinh tế Chu Lai. Ảnh: Lam Anh

Theo bà Trương Thị Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), những phụ tùng ô tô do DN Việt Nam sản xuất phần lớn là những thứ “cồng kềnh” như: Kính, chi tiết nhựa, cụm dây điện, lốp, ắc quy, khung gầm… nhằm tiết kiệm chi phí logistics của nhà sản xuất.

Trong lĩnh vực ô tô, sản lượng tiêu thụ của từng mẫu xe đi liền với số lượng linh kiện đặt mua. Một hãng không thể lắp lẫn bộ đèn xe này lên xe khác mà phải đầu tư từng dây chuyền cho mỗi mẫu xe khác nhau. Cho nên vẫn phải đặt hàng linh kiện riêng biệt từng mẫu xe, dẫn đến sản lượng thấp thì giá thành cao.
Bà Trương Thị Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) phân tích


Tuy nhiên, không thể phủ nhận là nhân công người Việt cũng có sự khéo tay, tính chuyên cần trong những công đoạn tỉ mỉ như uốn bó cuộn dây điện, hoặc cạo gờ ba-via chi tiết nhựa.

Tuy nhiên, vấn đề được bà Bình nhấn mạnh nhiều lần là nhà cung ứng nội chưa thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu về giá. Mấu chốt của câu chuyện là sản lượng sản xuất. Vì thế, có thể nhiều DN có những hợp đồng với các đối tác nhưng lại khó có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà.

“Các DN FDI chuyên sản xuất linh kiện ô tô tại Việt Nam, dù quy mô lớn và xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm nhưng lại tiêu thụ nội địa không đáng kể. Lý do, đây là những mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu của hãng xe, họ chỉ sản xuất theo đặt hàng của các tập đoàn mẹ từ Nhật Bản, Mỹ chứ không có nhu cầu chào bán sản phẩm trong nội địa. Bởi thế, dẫn đến câu chuyện tuy Việt Nam xuất khẩu 5 tỷ USD nhưng các hãng lắp ráp trong nước vẫn nhập linh kiện phụ tùng mỗi năm xấp xỉ 4 tỷ USD”, bà Bình cho biết.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban chính sách VAMA (Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam) nêu ví dụ về tỷ lệ nghịch giữa sản lượng và giá thành của một linh kiện là chiếc nắp bình xăng ô tô.

Linh kiện được cho là giản đơn này, được báo giá tại Thái Lan là 1,5 USD, trong khi đặt mua trong nước được nhà cung cấp báo giá 3,8 USD. Nếu mua trong nước với số lượng rất lớn thì giá giảm xuống, nhưng vẫn vào khoảng 2,5 USD/chiếc.

Ở khía cạnh của nhà sản xuất linh phụ kiện, ông Bùi Minh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhựa Hà Nội cho rằng, Thái Lan hay Indonesia là những nước đã phát triển nền công nghiệp sản xuất linh kiện ô tô trước Việt Nam khoảng 30 năm. Bên cạnh kinh nghiệm sản xuất, họ còn có một số ưu thế như máy móc đã hết khấu hao, quy mô thị trường lớn, sản lượng tiêu thụ cao.

“Ví dụ như trong cấu thành giá của chi tiết nhựa thì đắt nhất là khuôn mẫu, tùy từng bộ phận, giá chế tạo khuôn mẫu sẽ dao động từ 1 - 10 tỷ đồng/chiếc. Song nếu sản lượng không đủ lớn thì việc sản xuất 1 chi tiết linh kiện cũng sẽ phải gánh chi phí khấu hao rất lớn, dẫn đến việc đội giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, với một số mẫu xe có sản lượng tiêu thụ đủ điều kiện, sản phẩm linh kiện nhập khẩu hiện nay được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu bằng “Không” nên DN nội càng khó cạnh tranh”, ông Hải nhận định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.