• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Nguyên lãnh đạo bị điều tra, VEAM vẫn nhận lãi khủng từ các liên doanh ô tô

16/04/2021, 14:45

Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM) nhận lãi khủng từ lợi nhuận được chia từ 2 liên doanh ô tô hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Gian trưng bày sản phẩm của VEAM tại một kỳ triển lãm ô tô thường niên

Ngày 10/4/2021, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020.

Theo đó, năm 2020 doanh nghiệp này ghi nhận tổng doanh thu là 8.364 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động tài chính là 7.921 tỷ đồng, từ bán hàng hóa dịch vụ là 443 tỷ đồng.

Năm 2020, mặc dù doanh thu bán hàng hóa dịch vụ giảm 36% (năm 2019 đạt 685 tỷ đồng) nhưng doanh thu tài chính của VEAM vẫn tăng, từ 7.827 tỷ đồng lên 7.921 tỷ đồng.

Do đó, lợi nhuận ròng của VEAM năm 2020 đạt 7.302 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2019 (lãi ròng 7.043 tỷ).

Lợi nhuận tài chính của VEAM đến từ khoản góp vốn vào các liên doanh lớn tại Việt Nam, như 20% vốn góp vào liên doanh với Toyota Việt Nam, 30% vốn góp vào liên doanh với Honda Việt Nam và hàng chục công ty liên kết khác.

VEAM là doanh nghiệp nhà nước có vốn đầu tư và liên doanh với 19 doanh nghiệp trong ngành sản xuất ô tô, trong đó có những liên doanh lớn như: Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, VEAM Korea Corporation, Công ty CP Nakyco, Công ty CP Phụ tùng máy số 1, Công ty CP cơ khí Phổ Yên, Công ty CP vật tư thiết bị toàn bộ...

Theo báo cáo tài chính, năm 2020 doanh nghiệp này nhận lãi "khủng" trên 7.000 tỷ đồng từ lợi nhuận và cổ tức, từ tiền gửi ngân hàng và cho vay.

Đáng chú ý, báo cáo tài chính của VEAM bị kiểm toán đơn vị kiểm toán là VACO ngoại trừ một số chỉ tiêu trọng yếu, do không thu thập được bằng chứng thích hợp.

Cụ thể, do quá trình chuyển giao tài sản của nhà máy ô tô VEAM Thanh Hoá không xác định chi tiết nguyên giá tài sản tương ứng.

Tổng giá trị tài sản cố định nhận bàn giao vào năm 2010 là 653 tỷ đồng, giá trị còn lại tại ngày 31/12/2020 khoảng 232 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để đánh giá và phân loại tài sản chi tiết.

Báo cáo kiểm toán của công ty con của VEAM là CTCP Vật tư Thiết bị Toàn bộ (Maxtexim) có ý kiến ngoại trừ, do kiểm toán bị giới hạn vấn đề về nhà máy sắt xốp đã ngừng hoạt động từ nhiều năm nhưng các chi phí vẫn đang được ghi nhận tại Chi phí trả trước dài hạn gần 243 tỷ đồng.

Cuối cùng là kiểm toán nhấn mạnh nhiều vấn đề như dự án đầu tư sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung tồn đọng đang được cơ quan có thẩm quyền đang làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan đến việc phê duyệt dự án.

Được biết, ngày 8/4/2021, ông Phạm Vũ Hải - nguyên Giám đốc nhà máy ô tô VEAM (Thanh Hóa), bị cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Nhà máy ô tô VEAM thuộc Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam.

Sau cương vị Giám đốc nhà máy ô tô VEAM, ông Phạm Vũ Hải từng được đề bạt lên vị trí Phó Tổng Giám đốc VEAM và kiêm chức Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty TNHH Mekong Auto, một công ty liên kết của VEAM.

Vụ án xảy ra tại VEAM và một số đơn vị thành viên bị công an điều tra từ tháng 8/2019. Hiện gần 10 người bị bắt và khởi tố, trong đó có ông Trần Ngọc Hà (cựu chủ tịch hội đồng quản trị, cựu tổng Giám đốc VEAM), Nguyễn Mạnh Chung (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn máy kéo nông nghiệp) và Lâm Chí Quang (cựu tổng giám đốc VEAM); Vũ Từ Công (Phó tổng giám đốc VEAM). Nguyễn Đức Toàn (phó giám đốc Nhà máy ôtô VEAM).

Hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang khẩn trương mở rộng điều tra vụ án, xác minh thu hồi tài sản thất thoát.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.