Động cơ tăng áp
Động cơ tăng áp xuất hiện từ khá sớm nhưng không được nhiều nhà sản xuất xe quan tâm, nó chỉ thực sự được chú ý khi được chính thức đưa vào trường đua F1.
Tháng 6/1972, lần đầu tiên chiếc 917/10 Spyder trang bị turbo tăng áp được sử dụng bởi đội Penske. Với sức mạnh lên đến 1.000 mã lực, Porsche 917/10 Spyder đã tàn phá giải vô địch CanAM với chiến thắng tuyệt đối tại Road Atlanta. Sau 917/10 Spyder, đến lượt 917/30 Spyder công suất 1.200 mã lực nối tiếp để làm “bá chủ đường đua”.
Mẫu xe tăng áp Porsche 917/30 Spyder bị cấm vì quá mạnh.
Cùng thời điểm này Renault cho ra mắt Renault RS01 Turbo - mẫu xe đầu tiên trong lịch sử F1 sử dụng động cơ tăng áp. Sự cạnh tranh khốc liệt của nhà Porsche và Renault nhanh chóng được giới mộ điệu và các hãng xe quan tâm. Dần dần công nghệ động cơ tăng áp được áp dụng rộng rãi trong các trường đua.
Sau này nhiều mẫu xe thể thao thương mại được thừa hưởng công nghệ này. Cùng với sự kiểm soát chặt chẽ lượng khí thải, khiến động cơ hút khí tự nhiên ngày càng lép vế trước công nghệ turbo tăng áp.
Ngày nay, động cơ tăng áp không chỉ áp dụng trên những mẫu xe thể thao đắt đỏ mà rất nhiều mẫu xe bình dân được trang bị, như: Toyota Raize, Honda Civic, Hyundai Elantra, Kia Cerato, Ford EcoSport…
Hộp số bán tự động
Là bộ phận trực tiếp truyền sức mạnh từ động cơ tới hệ thống truyền động, hộp số cho phép thay đổi tỉ số truyền nhằm biến thiên mô men xoắn ở các bánh xe, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài.
Được phát triển mạnh mẽ với hai loại chính là hộp số tự động và hộp số sàn. Hộp số tự động với ưu điểm tự động sang số mà không cần đóng, ngắt ly hợp.
Nhưng trong trường đua để tối ưu hóa mô men từ các cấp số mà không mất thời gian cho việc đóng ngắt ly hợp nên hộp số bán tự động đã được nghiên cứu và phát triển.
Lần đầu hộp số bán tự động trình làng là năm 1983 với hộp số ly hợp kép PDK của nhà Porsche được trang bị trên chiếc Porsche 956. Cùng với công nghệ này, chiếc Porsche 956 đã thống trị tại trường đua Nurburgring trứ danh với kỷ lục hoàn thành một vòng đua là 6 phút 11,13 giây do tay đua Stefan Bellof thiết lập.
Mẫu xe Porsche 956 lần đầu tiên trình làng hộp số ly hợp kép PDK.
Cũng giống như động cơ tăng áp, công nghệ hộp số bán tự động được thương mại hóa trên nhiều dòng xe thể thao, cùng với cuộc chạy đua trang bị trên xe phổ thông đã có rất nhiều mẫu xe bình dân ngày nay được trang bị công nghệ này. Có thể kể đến như: Hyundai Kona, Hyundai Tucson, Kia Seltos,…
Hệ thống dẫn động bốn bánh
Công nghệ này vốn đã được phát triển từ lâu, nhưng nó chỉ thực sự thành danh khi nhà Audi trang bị hệ thống dẫn động bốn bánh trên chiếc Audi Quattro Coupe.
Cùng với sự thống trị tại giải đua World Rally Championship (WRC) và ba lần vô địch của giải đua đặc biệt Pikes Peak International Hill Climb, Audi Quattro Coupe đã tạo được tiếng vang lớn. Và từ đây hệ dẫn động trứ danh Quattro của nhà Audi được thế giới biết tới.
Mẫu xe Audi Quattro Coupe tạo tiếng vang lớn với hệ thống dẫn động bốn bánh.
Hiện nay hệ thống dẫn động bốn bánh chia thành nhiều loại như: 4WD (dẫn động bốn bánh cơ bản), 4WD Automatic (dẫn động bốn bánh tự động), AWD (dẫn động bốn bánh toàn thời gian).
Không chỉ Audi xây dựng riêng cho mình hệ thống dẫn động bốn bánh, nhiều hãng xe khác cũng xây dựng hệ thống cho riêng mình, ví dụ như: Mercedes là hệ dẫn động 4Matic, BMW là X-Drive, Volskwagen là 4Motion, Subaru là Symectrical Awd,…
Tùy theo định hướng của hãng xe mà sẽ trang bị loại dẫn động nào, nhưng hệ thống dẫn động bốn bánh nói chung đang dần trở thành trang bị tiêu chuẩn cho xe phổ thông.
Hệ thống phanh đĩa
Với công nghệ hệ thống phanh, phanh đĩa được coi là bước tiến lớn nhất của của công nghệ chế tạo hệ thống. Vì phanh đĩa mang lại lực phanh lớn hơn, tản nhiệt tốt, không biến dạng, quá nhiệt, độ tin cậy cao.
Năm 1950, Jaguar và Dunlop kết hợp thiết kế hệ thống phanh đĩa trên máy bay. Thấy hệ thống này đạt hiệu suất cao, Jaguar quyết định trang bị trên một mẫu xe Jaguar C-Type và mẫu xe này đã dành chiến thắng giải đua 24 giờ của Le Mans.
Mẫu xe đua Jaguar C-Type trứ danh.
Với chiến thắng này hệ thống phanh đĩa trên Jaguar C-Type đã chứng tỏ được độ tin cậy và hiệu suất cao. Nhanh chóng sau đó phanh đĩa trở thành một trang bị tiêu chuẩn trong trường đua và sau này là trên xe phổ thông.
Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS)
Giống như phanh đĩa, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) được sử dụng phổ biến hơn trên máy bay trước khi áp dụng cho ô tô với tên gọi là hệ thống Maxaret của Dunlop đã được sử dụng từ máy bay dân dụng đến máy bay ném bom nguyên tử "V-Force" của Anh.
Vào những năm 1960, một biến thể của hệ thống này là hệ thống ABS cơ khí đã được sử dụng trên xe đua F1 Ferguson P99 và Jensen FF. Tuy nhiên, chi phí đắt đỏ khiến nó chỉ được sử dụng hạn chế.
Hệ thống ABS đầu tiên được áp dụng trên mẫu xe đua F1 Ferguson-P99.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và tối ưu hóa giá thành sản xuất, ngày nay hệ thống ABS là một trang bị không thể thiếu trên ô tô. Ở Mỹ, một mẫu xe sẽ bị coi là bất hợp pháp nếu không được trang bị ABS.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận