• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Đánh giá xe

Những điểm sáng “ngành xe” năm 2020

02/01/2021, 08:00

Ngành công nghiệp ô tô trong năm 2020 vẫn có những điểm sáng tích cực dù bị tác động lớn bởi đại dịch Covid-19.

Xe du lịch Kia Sedona chuẩn bị đóng thùng container tại cảng Chu Lai để xuất khẩu sang Thái Lan

Dù chịu tác động của đại dịch Covid-19 và từng có thời điểm gần như “đóng băng” nhưng ngành công nghiệp ô tô trong năm qua vẫn có những điểm sáng tích cực.

Xuất khẩu ngược ô tô sang Thái Lan

Hàng chục năm qua, hầu hết ô tô du lịch nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đều từ Thái Lan. Tuy nhiên, năm 2020, THACO lội ngược dòng xuất khẩu hàng chục xe du lịch Kia Grand Carnival đến thị trường vốn được mệnh danh là “Detroit của châu Á”. Bên cạnh đó, cuối tháng 8/2020, Thaco cũng xuất 80 xe Kia Cerato sang Myanmar.

Xe du lịch Kia Grand Carnival được THACO sản xuất và xuất khẩu sang Thái Lan đạt tiêu chuẩn chất lượng Kia toàn cầu và có tỉ lệ nội địa hóa trên 40%, với thuế xuất nhập khẩu là 0% theo Hiệp định ATIGA nên giá bán thấp hơn so với xe nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Ngoài xe du lịch, THACO vẫn đều đặn xuất khẩu ô tô, sơ-mi rơ-mooc, linh phụ kiện sang Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Myanmar... Phương thức của THACO hiện nay là xuất khẩu theo sự phân chia thị trường và kiểm định chất lượng từ đối tác là các hãng ô tô mà công ty nhận chuyển giao công nghệ.

Tính chung, hết tháng 11/2020, THACO xuất khẩu 1.026 xe ô tô các loại.

Không đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước

Trong bối cảnh nguồn cung linh kiện, phụ tùng từ Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc liên tiếp đứt đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh, gây tác động kiểu domino đến các trung tâm lắp ráp ô tô lớn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, nhiều nhà máy lắp ráp ô tô ở các nước phải ngừng hoạt động. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng linh kiện phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn được duy trì ổn định.

Ngay trong giai đoạn 4 nhà sản xuất ô tô lớn tại Việt Nam là Ford, Toyota, Honda và TC Motor (Hyundai) thông báo tạm ngừng sản xuất trong 2 tuần đầu tháng 4/2020 theo Chỉ thị 16 của Chính phủ về thực hiện giãn cách xã hội, nguồn cung phụ tùng nhập khẩu về các cảng biển Việt Nam từ Hàn Quốc, Thái Lan được giữ liền mạch.

Theo dữ liệu từ hải quan, trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện, phụ tùng ô tô của Việt Nam trong năm 2020 đều đặn duy trì con số bình quân 300 triệu USD/tháng. Cả năm 2020 dự báo lượng linh kiện, phụ tùng nhập khẩu đạt 3,6 tỷ USD, giảm 12% so với năm trước.

Giữ đà xuất khẩu linh kiện, phụ tùng

Dữ liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận, 11 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô của Việt Nam đạt 4,77 tỷ USD. Dự báo cả năm xuất khẩu nhóm hàng này đạt 5,1 tỷ USD.

Mới đây, lô khung ghế ô tô bằng composite sản xuất tại Nhà máy linh kiện composite của THACO được xuất khẩu sang Nhật, là lô đầu tiên trong số 1.300 bộ khung ghế sẽ được xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2020.

Trước đó, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng linh kiện, phụ tùng ô tô của Việt Nam đạt kỷ lục 5,645 tỷ USD, cao hơn nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD, đưa nhóm hàng này đứng thứ 8 trong top 10 ngành hàng có thặng dư kim ngạch lớn nhất.

Sản lượng tiêu thụ ô tô giảm thấp nhất ASEAN

Theo dự báo từ Liên đoàn Sản xuất ô tô ASEAN (AAF), sản lượng tiêu thụ ô tô chung của khu vực ASEAN trong năm 2020 sẽ giảm khoảng 35% so với 2019, với tổng sản lượng tiêu thụ chỉ xấp xỉ 2 triệu xe.

Trong 8 nước ASEAN (không kể Brunei, Lào) là thành viên của AAF, Việt Nam được dự báo là quốc gia có mức giảm tiêu thụ ô tô thấp nhất, khoảng 22% doanh số so với năm 2019 do đã vượt qua đại dịch tốt hơn các nước khác.

Indonesia là quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất từ Covid-19 với mức giảm tiêu thụ trên 50%; Philippines với 44,6%, tiếp theo là Singapore 44,4%.

Campuchia và Myanmar có dung lượng thị trường nhỏ, nhưng cũng được dự báo sẽ giảm tiêu thụ ô tô gần 35% so với năm trước.

Thái Lan, đối thủ cạnh tranh của Indonesia trong lĩnh vực sản xuất ô tô cũng được dự báo sẽ giảm sức mua ô tô xấp xỉ 30%, trong khi Malaysia giảm khoảng 25% doanh số do chính phủ nước này miễn thuế ô tô mới để kích cầu.

Các doanh nghiệp ô tô trong nước tiếp tục đầu tư phát triển

Chuyên gia Nhật đào tạo chuyển giao công nghệ sản xuất khung ghế composite

Tháng 9/2020, Tập đoàn Thành Công (TC Motor) và Hyundai Motor đã động thổ dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Hyundai Thành Công số 2 tại Ninh Bình, trên tổng diện tích 50ha với tổng vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng, công suất 100.000 xe/năm. Khi hoàn thành nhà máy này, dự kiến tổng công suất sản xuất và lắp ráp xe Hyundai tại Việt Nam sẽ vượt 170.000 xe/năm.

Tiếp đó, ngày 22/9, Tập đoàn Thành Công cũng động thổ dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng tại Quảng Ninh. Tổ hợp được xây dựng trên tổng diện tích 340ha, nằm ngay bên bờ vịnh Cửa Lục, thuận tiện cho cả giao thương nội địa và quốc tế.

Trong năm 2020, thương hiệu ô tô Việt VinFast cũng tiếp tục mở rộng đầu tư với việc mua trung tâm thử nghiệm xe hơi hiện đại nhất thế giới tại Úc. Đây là bước đi quan trọng giúp VinFast đẩy nhanh quá trình tự chủ trong công nghiệp xe hơi, tiến tới mục tiêu ra mắt những mẫu xe có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Nhiều chính sách đột phá hỗ trợ công nghiệp ô tô

Trong năm 2020, Chính phủ đã ban hành 3 nghị định hỗ trợ công nghiệp ô tô, trong đó Nghị định số 57 miễn thuế nhập khẩu cho 27 nhóm linh kiện, phụ tùng trong nước chưa sản xuất được; Nghị định 70 giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất nội địa; Nghị định 109 lùi thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho các nhà sản xuất lắp ráp xe trong nước.

Ngoài ra, ngày 11/11/2020, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 377 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo, cần điều chỉnh chính sách thuế TTĐB theo hướng không tính giá trị linh kiện sản xuất trong nước vào giá trị tính thuế đối với ô tô; Hình thành gói tín dụng ưu đãi cho ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ.

Nhờ 4 chính sách dưới dạng công cụ điều tiết thuế để hỗ trợ công nghiệp ô tô trong nước, sản lượng tiêu thụ của các nhà sản xuất lắp ráp trong nước như VinFast, THACO, TC Motor đều có sức bật lớn trong năm 2020.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.