Uốn cong, móp, méo
La-zang bị uốn cong, móp méo thường do va chạm từ ổ gà, lề đường, cọ vào vỉa hè,… Khu vực la-zang bị uốn cong có thể được nhìn thấy ở mép ngoài, mép trong, nan hoa hoặc mặt la-zang.
Ăn mòn, rỉ sét
Do hóa chất hoặc nước bẩn dính vào trong khi xe di chuyển. Những yếu tố này hầu hết là từ bên ngoài ô tô.
Vết rỗ
Nguyên nhân chủ yếu của vết rỗ là tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu và mảnh vỡ trên đường bộ. Thiệt hại này đòi hỏi quá trình khắc phục phức tạp hơn một chút. Khi sử dụng công nghệ hàn hoặc máy CNC, các hỏng hóc sẽ được sửa chữa trở lại như tình trạng ban đầu.
Vết nứt
Thường là hậu quả từ một vụ tai nạn hay mảnh vỡ lớn bay vào với lực rất mạnh tạo ra vết nứt trên la-zang.
Có phải thay thế la-zang khi gặp những vấn đề trên?
Theo các chuyên gia, khi la-zang bị hỏng sẽ không cần thay nếu chỉ là vấn đề về mặt thẩm mỹ hoặc thiệt hại bề ngoài (một vài vết rỗ, vết xước nhỏ hoặc bị ăn mòn quá ít). Nếu ô tô trang bị la-zang bằng thép, nếu vành thép bên dưới không ảnh hưởng thì vấn đề không nghiêm trọng.
Người dùng có thể chọn sửa chữa hoặc thay thế lớp vỏ này. La-zang hợp kim cũng tương tự như vậy mặc dù không có phần vỏ bọc. Nếu vành chỉ bị xước nhẹ và vẫn còn tròn cũng như không có phần nào bị uốn cong hoặc khối kim loại bị mất thì chưa cần phải thay thế mới.
Cần để mắt đến những vết trầy xước sát mép lốp để đảm bảo rằng lốp xe không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, việc sửa chữa hay thay thế la-zang bị uốn cong, bị nứt lớn thường tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người. La-zang là bộ phận liên quan đến sự an toàn cũng như về mặt thẩm mỹ. Cách tốt nhất là tránh để tình trạng la-zang hư hỏng quá lâu và cần tới các ga-ra sửa xe ngay khi phát hiện ra.
(T/h)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận