• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Những kinh nghiệm đi đường dài dành cho lái mới

28/12/2020, 09:42

Lái xe đường dài tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm hơn nhiều lần so với lái xe trong phố, vì vậy những chia sẻ dưới đây giúp bạn lái an toàn hơn.

Nắm bắt rõ cung đường sắp di chuyển, điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn khi cầm lái

Hoạch định rõ ràng lộ trình di chuyển

Khi xác định được điểm đến, hãy vạch ra kế hoạch chuyến đi một cách cụ thể, chi tiết nhất. Đừng chủ quan mà bỏ qua khâu này, bởi đây chính là mấu chốt giúp cho chuyến đi có khởi đầu thuận lợi và hành trình được diễn ra tốt đẹp, mang đến tâm lý thoải mái cho người lái.

Kế hoạch lộ trình bao gồm thời gian xuất phát, cung đường đi và tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết như chỗ đổ xăng, trạm sửa chữa xe, nhà hàng, bệnh viện... Sự chuẩn bị này không hề thừa, nó sẽ đảm bảo cho bạn có chuyến hành trình tuyệt vời. Ngoài ra, hãy lựa chọn cung đường đi thuận tiện nhất có thể, đặc biệt là đối với cánh tài mới. Nắm rõ lộ trình di chuyển, chắc chắn bạn sẽ điều khiển xe tự tin hơn rất nhiều.

Tuyệt đối không nên lái xe khi tình trạng sức khỏe không đảm bảo

Đảm bảo sức khỏe trước khi khởi hành

Nếu không khỏe hoặc tinh thần đang bực bội hay buồn bã chán chường, những chuyên gia giàu kinh nghiệm khuyên bạn không nên lái xe, đặc biệt là lái xe ô tô đường dài trong tình trạng này. Sức khỏe và tâm lý là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lái xe, gây nên sự mất tập trung, và khiến cho tài xế không bình tĩnh để xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra.

Tốt nhất hãy chuẩn bị tâm lý thoải mái nhất trước khi sẵn sàng bước vào chuyến đi đường dài. Kể cả trong trường hợp đang di chuyển nếu gặp yếu tố tâm lý hoặc sức khỏe, hãy bình tĩnh và chọn một chỗ đỗ xe an toàn. Dừng xe và nghỉ ngơi trong ít phút để tinh thần ổn định và tiếp tục lộ trình.

Thiếu ngủ khiến cơ thể bạn mệt mỏi uể oải, không thể làm chủ được tay lái

Ngủ đủ giấc và đúng giờ trước khi xuất phát

Hãy chắc chắn bạn có một đêm nghỉ ngơi tốt trước khi bạn đi vì tình trạng mệt mỏi trên đường có thể gây ra những mối nguy hiểm khác nhau. Nếu bạn phải đi vào sáng sớm, hãy ngủ sớm hơn bình thường vào tối hôm trước.

Đặc biệt, không uống rượu hay bất kỳ chất gây say nào trước khi bạn bắt đầu chuyến đi.

Tài xế luôn giữ đúng làn đường giúp xe được ổn định hơn

Lái xe đúng làn đường

Kể cả khi đường vắng, thưa người và phương tiện qua lại, tài xế cũng nên nghiêm túc thực hiện điều khiển xe theo đúng Luật Giao thông, đặc biệt phải lái xe đi đúng làn đường quy định. Việc di chuyển đúng làn đường sẽ giúp lái xe có cảm giác ổn định, tránh sự mệt mỏi không đáng có vì đánh võng hay đi chệch làn đường. Ngoài ra, lái xe đúng làn đường không chỉ an toàn mà còn tránh cho chủ xe không bị mất tiền nộp phạt vì vi phạm giao thông.

Không nên cho xe phóng nhanh hoặc đi chậm đột ngột, điều đó sẽ khiến bạn và những người tham gia giao thông xung quanh gặp nguy hiểm

Tốc độ hợp lý

Đối với các bác tài còn non kinh nghiệm lái xe, hãy tự tin và làm chủ vận tốc di chuyển của xe. Điều khiển xe di chuyển ở tốc độ hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện giao thông thực tại. Tránh cho xe phóng nhanh/đi chậm một cách đột ngột, phá vỡ sự cân bằng, ổn định của tài xế cũng như người trên xe.

Đặc biệt, khi lưu thông trên đường mưa ướt, cần điều chỉnh giảm tốc độ để tránh xảy ra tình huống trơn trượt. Hoặc khi trời quá tối hay có nhiều sương mù cũng vậy, tài xế cần chủ động quan sát điều kiện môi trường bên ngoài để điều khiển xe một cách hợp lý.

Cố gắng giữ một khoảng cách hợp lý đối với các xe đi phía trước

Không nên đi quá gần với xe phía trước

Hãy giữ khoảng cách nhất định đối với xe di chuyển ở phía trước, nhờ đó tài xế có thể chủ động xử lý trong mọi tình huống xảy ra đột ngột.

Nếu xe đi phía trước là xe tải, xe bồn, xe chở gỗ, chở hàng cồng kềnh... tốt nhất nên giảm tốc độ và giữ một khoảng cách càng xa càng tốt. Thực tế có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do thùng hàng của xe phía trước bị rơi xuống khiến cho các xe đi sát phía sau không kịp xử lý. Chính vì thế, nên nhớ không được bám đuôi xe trước, không cố tình vượt sai quy định giao thông, không đi song song với những loại xe trên.

Khi vào cua hay di chuyển vào những khu vực có tầm nhìn hạn hẹp, bạn cần hết sức chú ý quan sát

Luôn chú ý quan sát mọi thứ xung quanh

Khi điều khiển phương tiện, để đảm bảo an toàn và chủ động trong mọi tình huống, tài xế cần có thói quen và rèn luyện kỹ năng quan sát 1 cách bao quát. Đặc biệt khi cua rẽ, dừng xe tài xế cần phải bật đèn tín hiệu cảnh báo đủ lâu để những xe di chuyển phía sau nhận biết được tình hình.

Nếu đã quá mệt mỏi thì bạn nên đổi lái cho những người khác trên xe

Đổi lái nếu có thể

Nếu bạn có thể đổi lái cho ai đó, hãy làm điều này để cảm thấy ít mệt mỏi hơn sau khi lái. Theo các chuyên gia, bạn không nên lái xe quá 10 tiếng một ngày.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.