• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Những tác hại khi đỗ xe ô tô dưới tán cây

17/11/2023, 08:00

Nhiều tài xế có thói quen đỗ xe dưới tán cây để tránh nắng, mưa mà không lường hết được những tác hại không nhỏ tới “xế cưng”.

Hư hỏng bề mặt sơn

Khi đỗ xe dưới tán cây có rất nhiều tác nhân có thể gây hư hỏng bề mặt sơn xe. Một trong số đó là nhựa cây, việc nhựa cây nhỏ xuống đọng lại bề mặt sơn xe sẽ để lại những vết ố và chúng được đánh giá là khó xử lý, sẽ khiến chủ xe phải vất vả khi làm sạch.

Hơn nữa, nhựa cây còn có phản ứng xấu với bề mặt sơn nên có thể tạo nên những mảng sần trên xe. Để có thể xử lý hiệu quả nhựa cây trên xe cần áp dụng những cách đặc biệt, chùi rửa chuyên dụng nhất.

Tán cây là môi trường trú ngụ của các loài chim nên khi đỗ xe dưới cây, chất thải của chim rơi xuống xe là khó tránh khỏi. Chất thải của chim cũng được coi là thảm họa với bề mặt sơn.

Những tác hại không ngờ của việc đỗ xe ô tô dưới tán cây - Ảnh 1.

Chất thải của chim có chứa hàm lượng ure cao gây hư hỏng bề mặt sơn xe.

Trong phân chim có hàm lượng urê tương đối cao nên có khả năng ăn mòn axit khá lớn. Do đó, khi tiếp xúc với phần sơn trên thân xe sẽ tạo ra phản ứng hóa học từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sơn xe.

Giải pháp xử lý phân chim hay nhựa cây nhanh chóng là dùng giấy mềm để lau sạch phân chim, nhựa cây bám trên xe hoặc sử dụng hỗn hợp baking soda và nước theo tỉ lệ 1:4 để trung hòa axit, sau đó chỉ cần rửa lại với nước sạch là vết bẩn sẽ không để lại hậu quả.

Thân, cành cây gãy đổ vào xe

Trường hợp đỗ xe dưới tán cây bị cành, thân cây đổ vào xe không hiếm gặp, đặc biệt trong những ngày gió lớn. Ngoài thân cành cây thì quả rụng cũng là một mối nguy hiểm, đặc biệt những loại quả có trọng lượng lớn như dừa, mít.

Có những trường hợp khi đỗ xe dưới tán cây cổ thụ, gió lớn làm bật gốc đè lên xe ô tô. Lúc này toàn bộ phần trần xe, khung vỏ và nội thất gặp hư hỏng nghiêm trọng. Nếu chiếc xe không có bảo hiểm thân vỏ thì chi phí để sửa chữa sẽ rất lớn.

Những tác hại không ngờ của việc đỗ xe ô tô dưới tán cây - Ảnh 2.

Cành, thân cây đổ vào xe là hư hỏng nặng tốn nhiều chi phí để khắc phục.

Để đảm bảo an toàn, tài xế nên hạn chế đỗ xe dưới các tán cây lớn, đặc biệt các cây cổ thụ có xu hướng ngả tán ra ngoài. Những ngày mưa kèm gió lớn khi di chuyển trên các cung đường nhiều cây lớn, tài xế cũng cần để ý các dấu hiệu đổ, bật gốc cây để có thể giảm thiểu trường hợp xấu xảy ra.

Hư hại từ lá cây rụng

Mặc dù có trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ nhưng lá cây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra các hư hỏng cho ô tô khi đỗ xe dưới tán cây.

Có kích thước nhỏ nhưng với số lượng nhiều, lá cây hoàn toàn có thể tạo ra các vết xước răm trên nắp capo, trần xe hay thân xe, gây ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ của xe.

Sau một thời gian rụng và đọng lại trên nóc xe, lá cây sẽ mục và phân hủy gây ảnh hưởng tới lớp sơn. Đối với những xe có cửa sổ trời lúc này lá cây sẽ gây tắc, bít đường thoát nước dẫn tới hiện tượng chảy nước ở cửa sổ trời khi gặp mưa.

Những tác hại không ngờ của việc đỗ xe ô tô dưới tán cây - Ảnh 3.

Lá cây rụng tưởng chừng vô hại nhưng lại đem tới nhiều hư hỏng cho ô tô.

Khi lá cây rụng sẽ mắc lại tại vị trí cần gạt mưa, nếu tài xế không loại bỏ và vô tình sử dụng cần gạt mưa sẽ dẫn tới hiện tượng xước kính lái.

Lá cây cũng có thể lọt vào các họng hút gió động cơ, điều hòa và bị kẹt lại ở vị trí lọc gió, lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu tới các hệ thống này.

Nếu không thể tránh được việc đỗ xe dưới tán cây, hãy dùng bạt phủ cho ô tô. Nên sử dụng bạt phủ chất lượng tốt và có nhiều lớp. Nguyên nhân là vì bạt phủ rẻ tiền, chỉ có một lớp sẽ khiến ô tô có nguy cơ bị bí hơi hoặc làm xước sơn xe trong quá trình sử dụng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.