• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Những tiêu chuẩn đánh giá một mẫu ô tô an toàn

22/12/2023, 10:00

An toàn luôn là mối quan tâm hàng đầu khi người tiêu dùng lựa chọn mua ô tô. Để đánh giá một mẫu xe an toàn luôn có những tiêu chuẩn không thể bỏ qua.

Tiêu chuẩn hệ thống phanh xe

Phanh là hệ thống quan trọng, có nhiệm vụ giảm tốc, dừng hay giữ xe không bị trôi khi đỗ. Vì thế đây là hệ thống có tần suất sử dụng gần như cao nhất trên xe. Phanh ô tô có thể chia thành hai hệ thống riêng biệt là phanh tay (phanh đỗ) và phanh chân.

Phanh chân hoạt động dựa vào cơ cấu giảm tốc bánh xe, tăng lực ma sát của bánh với mặt đường làm xe chậm dần và ngừng hẳn khi tài xế đạp phanh. Trong các trường hợp bình thường khi tài xế giảm tốc từ từ với thao tác rà phanh thì cơ cấu phanh xe hoàn toàn có thể đáp ứng.

Nhưng trong các trường hợp đặc biệt, khẩn cấp như gặp vật cản bất ngờ, phanh khi vào cua hay cần vừa phanh vừa đánh lái tránh vật cản thì cần có những hệ thống điện tử hỗ trợ tài xế.

Những tiêu chuẩn đánh giá an toàn khi mua ô tô - Ảnh 1.

Những hệ thống điện tử sẽ hỗ trợ người lái quá trình phanh xe trong trường hợp khẩn cấp.

Lúc này tài xế cần quan tâm xe mình có được trang bị các hệ thống điện tử hỗ trợ phanh như: hệ thống chống bó cứng phanh ( Anti-Locking Brake System - ABS), hệ thống phân bổ lực phanh điện tử (Electronic Brakeforce Distribution - EBD), hệ thống cân bằng điện tử (Electronic Stability Control – ESC).

Những hệ thống này đặc biệt hữu ích, với công năng rút ngắn quãng đường phanh và giúp bánh xe không bị bó cứng khi phanh. Từ đó tài xế có thể dễ dàng đánh lái, tránh chướng ngại vật và giảm thiểu nguy cơ xảy ra va chạm.

Ngày nay nhiều mẫu xe còn được trang bị hệ thống phanh tự động khẩn cấp. Trong trường hợp phát hiện chướng ngại vật mà người lái không có dấu hiệu giảm tốc, hệ thống sẽ can thiệp trực tiếp vào chân phanh giúp xe giảm tốc và tránh xảy ra va chạm.

Những tiêu chuẩn về tầm nhìn, quan sát

Tầm nhìn bao quát trong lúc lái xe là tiêu chuẩn thứ hai đảm bảo tài xế lái xe an toàn và tránh xảy ra va chạm không đáng có. Nhưng trên các mẫu xe ô tô luôn tồn tại các điểm mù khiến tài xế khó quan sát và đa phần các va chạm, tai nạn thường xảy ra tại những điểm mù này.

Tầm quan sát của tài xế sẽ bao gồm phía trước, hai bên hông và phía sau. Với các vị trí điểm mù như phần cột A, cột B của xe. Để giảm thiểu điểm mù thì ngoài thiết kế của xe cần kết hợp cùng với các thiết bị hỗ trợ.

Những tiêu chuẩn đánh giá an toàn khi mua ô tô - Ảnh 2.

Tầm quan sát tốt sẽ giúp tài xế lái xe an toàn hơn, tránh xảy ra va chạm.

Một trong những thiết bị hỗ trợ quan sát là kính chiếu hậu, tài xế có thể nhìn thấy được phía sau và hai bên hông xe. Điều này giúp tài xế tránh va chạm với xe khác hoặc biết cách xử lý nhanh các tình huống như chuyển làn xe an toàn.

Ngoài ra, một hệ thống quan sát khác là camera 360 được gắn gần như xung quanh xe. Hệ thống sẽ nhận tín hiệu và hiển thị hình ảnh trên màn hình trung tâm, kể cả những góc khuất, điểm mù khó quan sát bằng mắt và kính chiếu hậu. Tài xế dễ dàng quan sát được bao quát toàn bộ khu vực gần vị trí xe đang di chuyển, kịp thời xử lý khi có sự cố sắp xảy ra.

Tiêu chuẩn an toàn khi va chạm

Trong quá trình điều khiển phương tiện, việc xảy ra va chạm là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu các bác tài nắm rõ những tiêu chuẩn an toàn thì khi va chạm sẽ giúp giảm thiểu được tỷ lệ thương vong.

Hai hệ thống nổi bật giúp người ngồi trong xe giảm thiểu thương vong khi xảy ra va chạm là túi khí và dây đai an toàn. 

Đầu tiên là dây đai an toàn. Khi xảy ra va chạm với gia tốc di chuyển lớn việc người ngồi trong xe bị văng ra khỏi xe hoặc va chạm vào các vị trí cứng như vô lăng, táp-lô là khó tránh. Việc thắt dây đai an toàn sẽ giúp tránh được những va chạm này và giảm thiểu nguy cơ thương vong.

Những tiêu chuẩn đánh giá an toàn khi mua ô tô - Ảnh 3.

Việc trang bị nhiều túi khí trên xe sẽ giúp đảm bảo an toàn cho toàn bộ hành khách trong quá trình không may xảy ra va chạm.

Mặc dù dây đai sẽ giúp giữ người ngồi trên xe không va chạm mạnh với những vật trước mặt, tuy nhiên thời điểm đó gia tốc trên xe lớn, vẫn có thể khiến cho lái xe đập mạnh vào vô-lăng.

Lúc này, hệ thống cảm biến về va chạm, tốc độ, gia tốc và áp lực phanh... sẽ xác định mức độ va chạm và truyền thông tin đến bộ điều khiển túi khí. Túi khí sẽ bung ra và phồng lên gần như ngay lập tức để tạo thành đệm hơi, giúp giảm bớt những chấn thương nghiêm trọng cho người ngồi trong xe. 

Toàn bộ quá trình này chỉ xảy ra trong khoảng 100 mili giây. Vì vậy, dây đai và túi khí được xem là những trang thiết bị quan trọng cần có trong mỗi ô tô để bảo đảm an toàn cho cả tài xế lẫn hành khách.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.