• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Tư vấn sử dụng

Ô tô bị từ chối bảo hành trong những trường hợp nào?

27/08/2023, 09:38

Nhiều chủ xe ô tô "dở khóc dở cười" do bị hãng xe từ chối bảo hành vì đã can thiệp sai nguyên tắc vào hệ thống điện hoặc sử dụng dịch vụ bảo dưỡng kém chất lượng.

Bị từ chối bảo hành vì can thiệp vào hệ thống điện trên xe

Sau khi mua xe đa số người dùng có xu hướng trang bị thêm cho xế cưng của mình những món đồ chơi hay các tính năng công nghệ. Tuy nhiên cần lưu ý khi "độ" đồ chơi cho xế cưng cần phải đảm bảo không làm thay đổi kết cấu tổng thành của xe, tránh trường hợp bị từ chối bảo hành.

Những trường hợp xe ô tô bị từ chối bảo hành - Ảnh 1.

Can thiệp sai nguyên tắc vào hệ thống điện có thể sẽ bị từ chối bảo hành.

Đặc biệt là những đồ chơi liên quan đến phần điện của xe. Hiện nay ngay khi tậu xe, chủ xe thường lắp thêm thiết bị camera hành trình để phục vụ nhu cầu ghi lại hành trình di chuyển để đảm bảo các tình huống pháp lý khi có phát sinh hay tai nạn.

Khi lắp thiết bị này cần lưu ý về nguồn điện lấy từ xe cung cấp cho thiết bị hoạt động. Với những thợ có kinh nghiệm, khi lắp đặt họ sẽ lấy điện từ các cổng chờ để đảm bảo không can thiệp vào hệ thống điện của xe. Nhưng vẫn có nhiều thợ thiếu kinh nghiệm đã cắt, chích các dây điện và câu nguồn cho camera hành trình. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống điện, có nguy cơ cao về chập cháy vì các mấu nối điện dễ sinh nhiệt. 

Nếu sự cố xảy ra trong trường hợp này, chủ xe sẽ bị từ chối bảo hành phần điện vì đã có ngoại cảnh tác động.

Anh Bùi Huy Tuấn, chuyên viên kỹ thuật điện ô tô của KIA Hà Đông chia sẻ, đã có trường hợp xe gặp sự cố dẫn đến toàn bộ hệ thống điện không hoạt động, khi đưa xe đến đại lý thì khách hàng  một mực đổ lỗi đổ lỗi cho nhà sản xuất.

Nhưng khi đưa xe vào kiểm tra thì phát hiện phần camera hành trình được câu nguồn trực tiếp bằng cách đấu nối vào các dây nguồn của xe mà không sử dụng cổng chờ. Nhiệt sinh ra từ mối nối dẫn tới chập cháy các dây nguồn khác và gây cháy cầu chì tổng. Rất may đây chỉ là một sự cố nhỏ, nếu không có cầu chỉ tổng thì có thể thiệt hại sẽ lớn hơn.

Ngoài camera hành trình thì cũng có nhiều đồ chơi mà người dùng nên cẩn thận khi lắp đặt như: hệ thống đèn pha, đèn nội thất, hệ thống âm thanh... 

Các hệ thống này đều cần tới nguồn điện của xe để hoạt động, nếu không lắp đặt đặt chuẩn thì hoàn toàn có thể gây ra sự cố. Khi đó trách nhiệm sẽ thuộc về người dùng chứ không phải  nhà sản xuất.

Anh Tuấn cũng chia sẻ một trường hợp khách đưa xe vào đại lý kiểm tra vì thấy hao bình ắc quy. Khách hàng phản ánh: "Xe không sử dụng nhưng cứ để quá hai ngày là hết ắc quy và xe không khởi động được".

Sau khi kiểm tra và dùng máy đo chuyên dụng, các nhân viên kỹ thuật đã phát hiện ngay cả khi không sử dụng thì thiết bị chiếu sáng vẫn tiêu hao dòng điện. Kết luận được xác định do đèn xe kém chất lượng gây ăn dòng ắc quy. Khách hàng khi đó thừa nhận mới trang bị cho xe thêm bộ đèn pha và không nghĩ rằng thiết bị này lại gây ra sự cố. Khắc phục sau khi về đèn zin thì hiện tượng hết bình ắc quy của chiếc xe cũng không còn.

"Cả hai trường hợp trên đều có dấu hiệu can thiệp trực tiếp vào hệ thống điện, nên mọi chi phí sửa chữa chủ xe chi trả. Ngoài ra những chiếc xe đó sẽ bị từ chối bảo hành phần điện. Đây sẽ là thiệt thòi cho khách hàng. Vì vậy khi lắp đặt một thiết bị gì đó mọi người nên chọn những cơ sở uy tín để tránh rủi ro ngoài ý muốn", anh Tuấn chia sẻ thêm.

Bảo dưỡng không đúng và sử dụng các phụ tùng kém chất lượng

Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa từ đại lý chính hãng sẽ có giá thành cao hơn so với các garage tư nhân bên ngoài. Nhưng nếu vì tiết kiệm chi phí này đôi khi chủ xe phải trả giá đắt.

Anh Lê Văn Tuyên, chuyên viên kỹ thuật đại lý Toyota Hà Đông cho biết, từng có trường hợp xe không nổ được máy, khi đưa xe vào đại lý kiểm tra thì toàn bộ hệ thống xilanh, xupap của xe bị kẹt cứng.

Sau khi tháo ra kiểm tra thì phát hiện xe đã sử dụng dầu động cơ không đúng tiêu chuẩn, khi hoạt động ở dải tốc độ cao dầu bôi trơn bị hóa lỏng dẫn đến mất khả năng bôi trơn và là nguyên nhân chính của việc bó cứng động cơ.

Những trường hợp xe ô tô bị từ chối bảo hành - Ảnh 2.

Thay dầu động cơ không chính hãng dẫn tới bó cứng động cơ và bị từ chối bảo hành.

"Chủ xe biết do được giới thiệu từ người quen nên đã bảo dưỡng thay dầu tại một garage tư nhân. Dầu động cơ cũng được thay tại garage này. Với sự cố này thì dù được đại lý hỗ trợ một phần công thay thế nhưng chủ xe vẫn phải chịu tổn thất lên tới 50 triệu đồng.

"Đây là một trường hợp điển hình của việc dùng phải dầu động cơ kém chất lượng. Về nguyên tắc thì đại lý sẽ từ chối hoàn toàn trách nhiệm do lỗi từ chủ xe. Vì tôn trọng khách hàng nên đại lý vẫn hỗ trợ chủ xe một phần kinh phí. Đối với những khách hàng mới sử dụng xe, để đảm bảo nên sử dụng dịch vụ chính hãng để tránh những rủi do dẫn tới việc bị từ chối bảo hành", anh Tuyên chia sẻ.

Ngoài ra người dùng cũng nên lưu ý những chi tiết không được bảo hành như các chi tiết cao su, hay dung dịch chất lỏng. Và có những bộ phận sẽ được bảo hành riêng theo chế độ của nhà sản xuất. Ví dụ ắc quy sẽ được bảo hàng 12 hay 20 tháng tùy hãng. Hoặc lốp xe bảo hành 1 năm hay 20.000km...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.