• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Ồ ạt nhập ô tô, nguy cơ một cuộc tháo chạy

17/02/2017, 08:17

Ô tô nhập khẩu, giá rẻ từ các nước đang tăng tốc đổ bộ vào Việt Nam.

Các nhà sản xuất xe đang dần chuyển sang nhập khẩu
Các nhà sản xuất xe đang dần chuyển sang nhập khẩu ô tô từ các nước trong khu vực ASEAN sau khi được ưu đãi thuế nhập khẩu.

Ô tô nhập khẩu, giá rẻ từ các nước đang tăng tốc đổ bộ vào Việt Nam. Điều này đặt ra câu hỏi về số phận của các doanh nghiệp sản xuất trong nước trước sự chuyển hướng từ sản xuất, lắp ráp sang nhập khẩu ô tô?

Cú sốc xe nhập khẩu

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trung bình tháng 1/2017, mỗi ô tô nhập về Việt Nam có mức giá chỉ còn khoảng 20.800 USD/chiếc (chưa bao gồm thuế), trong khi giá trung bình xe nhập khẩu cùng kỳ năm 2016 là 25.300 USD/chiếc. Trong đó, dòng xe từ Ấn Độ nhập về có mức thấp nhất, trung bình chỉ khoảng 3.700 USD (tương đương khoảng 84 triệu đồng/xe, chưa thuế). Bên cạnh đó, xe nhập từ Indonesia cũng có giá trung bình chỉ khoảng 440 triệu đồng.

Đáng chú ý, tốc độ nhập khẩu ô tô có nguồn gốc từ ASEAN tăng mạnh, nhất là các dòng ô tô đến từ Thái Lan, Indonesia. Riêng lượng ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu từ các nước ASEAN trong tháng 1/2017 đã tăng tới 233,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, lượng xe nhập khẩu từ khu vực này đạt 3.408 chiếc, chiếm tới 62,8% lượng ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu của cả nước. Cơ quan hải quan lý giải do từ ngày 1/1/2017, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ từ ASEAN được điều chỉnh giảm từ 40% xuống còn 30%.

Xe nhập, giá rẻ đã ngay lập tức kích thích sự quan tâm của người tiêu dùng. Ghi nhận của PV Báo Giao thông tại một số đại lý ô tô tại Hà Nội, không ít người đến mua xe đều đang rất quan tâm đến các dòng xe nhập khẩu, giá rẻ từ các nước ASEAN và Ấn Độ. Một đại lý ô tô của hãng Hyundai cho biết, từ ra Tết đến nay, có đến 50 - 60% người đến mua xe là khách hàng của dòng xe Hyundai i10 (dòng xe được nhập khẩu từ Ấn Độ). Giám đốc kinh doanh của đại lý này cho biết, dự đoán năm 2017, doanh số i10 tại đại lý sẽ chiếm tới hơn 50% doanh số bán ra của showroom.

Thực tế, những động thái của các hãng xe có mặt tại Việt Nam cũng cho thấy một xu hướng “tăng nhập, giảm sản xuất, lắp ráp” khi thời điểm thuế nhập khẩu xe từ ASEAN trở về 0%. Mới đây nhất, Honda đã chọn nhập khẩu nguyên chiếc mẫu Civic mới từ Thái Lan, chấm dứt một quãng thời gian dài lắp ráp mẫu sedan này tại nhà máy trong nước. Hãng Ford cũng đã ngừng lắp ráp mẫu xe Everest, chuyển sang nhập khẩu hoàn toàn thế hệ mới của mẫu xe này từ Thái Lan. Đáng chú ý nhất là Toyota, với việc chỉ giữ lại việc lắp ráp xe Vios. Những mẫu xe ăn khách khác như: Fortuner, Camry hay Innova đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ những nhà máy ở Thái Lan hay Indonesia.

Tăng nhập khẩu là tất yếu

Ngày 14/2 vừa qua, ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đưa ra nhận định, công nghiệp phụ trợ trong nước chưa phát triển cộng với việc giảm thuế xe nhập khẩu có thể sẽ khiến một số doanh nghiệp sản xuất xe hơi Nhật Bản rút khỏi Việt Nam để chuyển sang các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Các doanh nghiệp như: Toyota, Honda đang có tâm lý muốn nhập xe hơi từ các nước trong khu vực thay cho nhập khẩu linh kiện về Việt Nam lắp ráp, vì như vậy lợi nhuận cao hơn.

Liệu các hãng sản xuất lớn như: Toyota, Honda, Ford... đã đặt các nhà máy sản xuất tại Thái Lan, Indonesia… vốn có nền tảng công nghiệp phụ trợ vững chắc, chưa khai thác hết công suất có còn mặn mà với việc sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam? Đặc biệt, với việc thuế nhập khẩu ô tô giảm về 0% từ năm 2018 theo Hiệp định AFTA, các hãng có còn sản xuất lắp ráp tại Việt Nam hay chuyển sang nhập xe từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia với lợi nhuận cao hơn?

Ở một khía cạnh khác, nếu giá ô tô nhập khẩu giảm thì khu vực vận tải sẽ giảm giá thành do chi phí đầu vào giảm. Chi phí logistics cũng giảm sẽ tạo cho hàng hóa có tính cạnh tranh hơn. Tất nhiên điều này không thể nhìn thấy ngay, cũng không phải sẽ xảy ra ngay trong năm 2017 mà phải theo dõi tiếp vì đây là câu chuyện gián tiếp và lâu dài.

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh - Đồng sáng lập Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách

Về nhận định này, hầu hết các hãng xe trong diện có khả năng dịch chuyển từ sản xuất, lắp ráp sang nhập khẩu đều khất lần đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, xu thế ấy là tất yếu với các điều kiện như hiện nay. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam chỉ bắt đầu từ năm 1990 và phần lớn được chuyển đổi từ việc sản xuất, lắp ráp xe máy sang ô tô. Trong khi cùng thời điểm đó, nhiều nước ASEAN đã bắt đầu chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa, hướng sang xuất khẩu. Đây là lý do khiến ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam phát triển chậm chạp trong suốt một thời gian dài thực hiện quy hoạch. Chi phí sản xuất ôtô của Việt Nam vẫn cao hơn khoảng 20% so với các nước khác trong khu vực ASEAN. Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển nên phải nhập khẩu linh kiện nhiều hơn để lắp ráp dẫn đến giá thành ô tô trong nước khó cạnh trạnh với các nước trong khu vực.

Còn theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh - Đồng sáng lập Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách: “Với việc nhập khẩu xe, các hãng có chuỗi phân phối riêng nhưng ở đây có sự cạnh tranh giữa các hãng xe khác nhau và cạnh tranh về nguồn gốc xuất xứ. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ phải giảm giá để tiêu thụ nếu không sẽ mất thị phần. Khi có yếu tố tác động từ thuế nhập khẩu khiến giá xe giảm thì nhập khẩu sẽ tăng, từ đó cũng dẫn tới xu hướng các doanh nghiệp FDI sản xuất ô tô của Nhật có thể sẽ rút đi. Thay vì sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, họ sẽ chuyển sang Thái Lan, Indonesia…

Đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu, lắp ráp ô tô trong nước cho biết, đến nay hầu hết các hãng sản xuất lớn như: Toyota, Honda, Ford... đã đặt các nhà máy sản xuất tại Đông Nam Á nhưng cũng chưa khai thác hết công suất. Chẳng hạn như các nhà máy của Toyota, Honda tại Thái Lan có công suất khoảng 5 triệu xe/năm nhưng mỗi năm cũng mới đưa ra thị trường khoảng hơn 3,8 triệu xe. Với năng lực sản xuất còn dư như vậy không có lý gì các hãng sản xuất này lại mở thêm hoặc đầu tư thêm vào nhà máy khác trong khu vực. Việc thuế nhập khẩu giảm về 0% từ năm 2018 theo Hiệp định Thương mại tự do AFTA chắc chắn các hãng xe này sẽ cơ cấu lại quy mô sản xuất, lắp ráp tại các quốc gia khác trong khu vực.

“Trong thời gian tới, chắc chắn các doanh nghiệp trong nước sẽ cơ cấu lại sản xuất và chỉ tập trung vào các dòng xe chiến lược của mình còn lại sẽ đẩy mạnh nhập khẩu. Điều này đã và đang được thể hiện trong cơ cấu kinh doanh của các hãng xe trong nước hiện nay”, đại diện doanh nghiệp này nhận định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.