• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bồi thường bảo hiểm

Phí bảo hiểm xe con kinh doanh vận tải được tính thế nào?

05/11/2024, 14:30

Độc giả hỏi, tôi dự định dùng xe cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải nhưng không phải taxi chuyên nghiệp, mức phí bảo hiểm được tính toán thế nào?

Theo chuyên gia bảo hiểm Nguyễn Khắc Xuân (Công ty TNHH Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm InFair), sản phẩm bảo hiểm pháp định (bảo hiểm bắt buộc) đã có sự phân chia xe cá nhân (không kinh doanh), xe dịch vụ (cá nhân có kinh doanh), xe taxi, xe tập lái với mức phí bảo hiểm bắt buộc khác nhau.

Quy định tại Nghị định 67/2023, phí bảo hiểm bắt buộc với xe cá nhân (dưới 6 chỗ, không kinh doanh) là 437 nghìn đồng/năm, mức thấp nhất trong bảng phí bảo hiểm pháp quy.

Cùng chiếc xe này, nếu tham gia kinh doanh vận tải (gắn biển vàng), phí bảo hiểm là 756 nghìn đồng/năm.

Như vậy, mức chênh lệch phí bảo hiểm bắt buộc giữa xe cá nhân và xe cá nhân kinh doanh vận tải là 319 nghìn đồng/năm, chênh lệch 43%.

Phí bảo hiểm xe con kinh doanh vận tải được tính thế nào?- Ảnh 1.

Xe cá nhân dùng kinh doanh dịch vụ và xe taxi có mức phí bảo hiểm cao hơn xe cá nhân bình thường. Ảnh minh họa.

Đối với xe taxi, mức phí tính bằng 170% của phí bảo hiểm của xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi.

Đối với xe tập lái, mức phí bằng 120% của phí bảo hiểm của xe cùng chủng loại.

Xe cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe vừa chở người vừa chở hàng (pickup, minivan).

Xe chở tiền, mức phí được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ.

Căn cứ vào lịch sử bồi thường bảo hiểm của từng xe hoặc lịch sử gây tai nạn của chủ xe, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền điều chỉnh tăng, giảm phí bảo hiểm. Mức tăng, giảm phí bảo hiểm tối đa là 15%.

Đó là bảo hiểm bắt buộc, đối với bảo hiểm tự nguyện, mức phí cũng cao hơn khoảng 60 - 70%.

Lấy ví dụ, một chiếc Toyota Vios G đời 2023, giá niêm yết 545 triệu đồng, không kinh doanh vận tải, được một hãng bảo hiểm báo phí bảo hiểm vật chất tự nguyện là 7,73 triệu đồng/năm.

Khi chủ xe đăng ký làm xã viên hợp tác xã vận tải, được cấp biển vàng, hãng bảo hiểm thông báo mức phí thường niên là 12,3 triệu đồng/năm, tức cao hơn 60%.

Một số hãng có quy định riêng, ví dụ bảo hiểm PVI ấn định phí bảo hiểm vật chất tự nguyện cho xe taxi là 3,5% giá trị xe, trong khi phí bảo hiểm xe con không kinh doanh chỉ là 1,5% giá trị xe.

“Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải hãng bảo hiểm nào cũng bán sản phẩm bảo hiểm tự nguyện đối với xe con kinh doanh dịch vụ hoặc taxi, do đây là nhóm phương tiện rủi ro cao”, ông Xuân cho hay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.