• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Quá trình hình thành đèn tín hiệu giao thông

18/06/2016, 08:00

Đèn tín hiệu giao thông có 3 màu được Williams Posst sáng chế, tuy nhiên Gerrette Morgan lại là người nhận bằng phát minh.

2582978_marb_4-way04
Đèn tín hiệu giao thông đầu tiền do Williams Posst sáng chế - Ảnh minh họa

 Ban đầu đèn tín hiệu chỉ dành cho tàu hỏa, tới tháng 10 năm 1868 hệ thống đèn được lắp ngay cạnh tòa  nhà quốc hội Anh ở Luân Đôn, lúc đó hệ thống đèn chỉ có 2 màu. Đó là một đèn màu đỏ báo hiệu dừng lại, còn một đèn màu xanh báo hiệu chú ý và được dùng vào ban đêm.

Tháng 8 năm 1914, công ty tín hiệu giao thông ra đời tại Mỹ và chịu trách nhiệm lắp đèn tại các ngã tư bang Ohio. Khi đó vẫn chưa xuất hiện đèn vàng và muốn báo hiệu cho các lái xe biết thì cảnh sát thường trực ở đó chịu trách nhiệm bấm.

Đến năm 1920, đèn tín hiệu được sáng chế bởi một sĩ quan cảnh sát có tên là Williams Posst, sống tại thành phố Detroit sáng chế ra với đủ ba mầu: xanh, đỏ, vàng. Tuy nhiên, một điều trớ trêu là người nhận bằng phát minh đèn tín hiệu giao thông lại không phải lại Williams Posst mà là Gerrette Morgan.

Do tình trạng tai nạn xảy ra nhiều trên đường phố Mỹ. Gerrette Morgan thấy cần phải có tiêu chuẩn thống nhất để hệ thống tín hiệu sẵn có hoạt động hiệu quả. Sau khi nghiên cứu, Gerrette Morgan đã thiết kế cột đèn hình chữ T. Trong đó các tín hiệu như: "dừng lại" và "đi" và "dừng lại ở tất cả các hướng". Khi đèn báo "dừng lại ở các hướng", người đi bộ mới được phép băng qua đường.

Sau năm 1923, hệ thống vẫn phải có người vận hành. Tính riêng tại thành phố New York, hơn 100 cảnh sát phải làm việc 16 giờ hàng ngày và tổng tiền lương là 250.000 USD mỗi năm. Do đó, các kỹ sư được lệnh thiết lập và phát triển hệ thống đèn hoạt động tự động. Tuy nhiên, 20 năm sau đó ước mơ đó của các cảnh sát mới trở thành hiện thực.

Từ những năm 1950, đèn tín hiệu giao thông được sử dụng rất rộng rãi ở Canada và phát triển nhanh chóng trên thế giới. Ngày nay, hệ thống đèn tín hiệu giao thông được thiết kế hiện đại hơn. Bên cạnh đó, nhiều nước phát minh hết sức thú vị như đèn 4 chế độ ở Anh, New Zeland, Phần Lan... Đèn từ đỏ chuyển sang đỏ và vàng rồi đến xanh và về lại vàng. Trạng thái đỏ và vàng báo cho các lái xe biết rằng đèn xanh sẽ sáng lên trong một khoảng thời gian rất ngắn nữa.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.