• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Quy định mới ngăn đấu giá biển số quá cao rồi bỏ cọc

14/08/2024, 14:00

Việc cấm tham gia đấu giá 12 tháng sau khi bỏ cọc sẽ là giải pháp ngăn tình trạng dân buôn biển số bỏ giá quá cao rồi sau đó bỏ cọc do không đủ khả năng tài chính, không sang tên được biển số.

Không được đấu giá nếu không nộp đủ tiền đúng hạn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định, người trúng đấu giá biển số xe có nghĩa vụ nộp đủ tiền trong 30 ngày từ khi có thông báo kết quả đấu giá. Tiền trúng đấu giá không bao gồm lệ phí đăng ký, cấp biển số xe.

Sau thời hạn trên, người trúng đấu giá không nộp hoặc nộp không đủ tiền thì biển số xe sẽ được đấu giá lại hoặc chuyển vào hệ thống đăng ký, quản lý xe. Đồng thời, người trúng đấu giá không được hoàn trả tiền đặt trước, số tiền đã nộp và không được tham gia đấu giá biển số xe trong 12 tháng.

Người trúng đấu giá phải làm thủ tục đăng ký xe để gắn biển số trong 12 tháng. Trường hợp bất khả kháng được kéo dài thêm 6 tháng. Quá thời hạn này, biển số xe được đấu giá lại hoặc chuyển vào hệ thống đăng ký. Người trúng đấu giá không được hoàn trả số tiền đã nộp.

Quy định mới ngăn đấu giá biển số quá cao rồi bỏ cọc- Ảnh 1.

Người bỏ cọc sẽ bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng. Ảnh minh họa.

Đây cũng chính là điểm mới của luật mới so với Nghị quyết 72/2022/QH15 của Quốc hội ban hành giữa năm 2022 và đang được áp dụng. Theo nghị quyết này, người trúng đấu giá bỏ kết quả đợt trước vẫn được đăng ký đấu giá đợt sau.

Sở dĩ có quy định mới này là do có rất nhiều người tham gia đấu giá nhưng sau đó lại không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Có thể kể tới các biển số bị bỏ cọc như: 51K-999.99, 30K-999.99, 30K-777.77,... Các biển số này đều có chung đặc điểm trúng đấu giá ở mức rất cao (cao nhất tới 75 tỷ đồng) nhưng sau đó bị bỏ cọc. Tới lần đấu giá thứ hai thì đa phần các biển số này đều giảm giá sâu, rất hiếm có trường hợp tăng giá.

Biển số đẹp sau khi trúng đấu giá được rao bán giá khủngBiển số đẹp sau khi trúng đấu giá được rao bán giá khủng

Nhiều biển số đẹp sau khi trúng đấu giá đã được chào bán với mức giá chênh lệch lên tới hàng chục lần.

Dân buôn biển số gặp khó

Hiện nay, ngoài các biển số được đấu giá bởi người dùng có nhu cầu, còn có một số lượng không nhỏ biển số được các dân buôn đầu cơ nhằm mục đích bán lại giá cao. 

Anh Hoàng Minh, một người chuyên tham gia đấu giá biển số cho biết, mặc dù việc bỏ cọc biển số đấu giá là rất hy hữu, tuy nhiên vẫn có những trường hợp xảy ra.

Ví dụ với những biển số ngũ quý, sảnh tiến được nhiều người quan tâm, nếu có thể trúng đấu giá sẽ dễ dàng mua đi bán lại với mức giá chênh lệch cao.

Tuy nhiên để có thể trúng đấu giá các loại biển số này sẽ cần bỏ giá cao. Trong trường hợp mức giá vượt quá giới hạn tài chính và trong vòng 30 ngày không sang nhượng được cọc thì các dân buôn thường bỏ cọc do không đủ khả năng hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Quy định mới ngăn đấu giá biển số quá cao rồi bỏ cọc- Ảnh 3.

Các dân buôn biển số ít nhiều gặp khó khăn trước quy định mới. Ảnh minh họa.

"Việc cấm người bỏ cọc tham gia đấu giá trong 12 tháng sẽ khiến các dân buôn biển số không thể tùy ý nâng mức giá biển số quá cao. Thay vào đó họ sẽ cần cân nhắc kỹ càng hơn trước khi đưa ra quyết định đấu giá. Bởi khi bỏ cọc, họ vừa mất tiền và sẽ không được tham gia đấu giá nữa.

Thực tế khi bị cấm tham gia đấu giá, dân buôn có thể mượn tài khoản khác để tiếp tục tham gia các phiên đấu giá sau, tuy nhiên điều này tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp pháp lý và không thể áp dụng cách này liên tục được", anh Minh cho biết thêm.

Việc cấm tham gia đấu giá 12 tháng sau khi bỏ cọc được nhiều chuyên gia nhận định sẽ giúp thị trường biển số bình ổn, hạn chế các trường hợp bỏ giá biển số quá cao rồi bỏ cọc. Từ đó giúp người dùng có nhu cầu thực sự có thể sở hữu biển số đẹp với mức giá phù hợp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.