• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Sai lầm thường gặp của các tài xế khi lái xe lên dốc

05/12/2020, 13:30

Trong các kỹ thuật lái xe ô tô, việc lên dốc luôn khiến nhiều tay lái mới lúng túng, đặc biệt khi hai bên đường là núi cao hay vực sâu.

Tài xế không nên tự ý di chuyển vị trí cần số khi leo dốc

Không tự ý di chuyển cần số

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, tài xế không nên tự ý di chuyển vị trí cần số, mà nên để hộp số tự làm. Khi leo dốc, tùy theo tốc độ của xe, hộp số sẽ tự động vào số thích hợp. Theo đó, người lái chỉ nên dịch chuyển cần số đến vị trí số được đánh dấu nếu cần phanh động cơ hoặc muốn giảm bớt quán tính của xe.

Khnôg nên áp dụng máy móc quan điểm "lên dốc bằng số nào, thì xuống dốc bằng số đó"

Quan niệm "Lên dốc số nào xuống dốc số đó"

Thực tế cho thấy rằng rất ít con dốc có dộ dốc khi lên và xuống giống nhau. Hơn nữa tình trạng mặt đường, và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc. Nếu chỉ máy móc áp dụng kiểu "lên dốc bằng số nào, thì xuống dốc bằng số đó" là không hợp lý, xa rời thực tế. Với cách đi cứng nhắc kỹ thuật như vậy sẽ đẩy người lái vào những tình huống lúng túng khó xử.

Việc chở đồ quá nặng cũng gây nhiều nguy hiểm cho xe của bạn

Chở đồ quá nặng khi lên dốc

Việc lái xe chở nặng lên dốc cao sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người và hàng hóa trên xe, cả của những người và phương tiện khác đang di chuyển trong phạm vi gần xe bạn. Đó có thể là sự cố đổ hàng hóa, lạc tay lái, khuất tầm nhìn... ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng lái và tinh thần của lái xe.

Thêm nữa, xe chở quá nặng, khi lên dốc phải rà phanh liên tục dẫn đến nóng, trơ lì má phanh, thậm chí sôi dầu phanh, khiến cả hệ thống phanh không còn tác dụng, gây mất phanh đột ngột.

Tuyệt đối không được tăng giảm ga đột ngột khi lên dốc, việc đó sẽ khiến chiếc xe khó kiểm soát

Tăng, giảm ga đột ngột

Nếu ở trong tình trạng đường trơn khi lên dốc, người lái không nên tăng, giảm ga, đặc biệt ở những đoạn có khúc cua. Việc đi ga không đều có thể dẫn đến đuôi xe bị văng ra dù xe có trang bị hệ thống phanh ABS và ô tô có 1 cầu sau hay 2 cầu. Hệ thống phanh chỉ hỗ trợ người lái đi đúng kỹ thuật, do vậy nếu thao tác cơ bản sai, tài xế sẽ tự đẩy vào tình trạng mất lái và gặp nguy hiểm.

Không nên hạ phanh tay trước khi thực hiện mớm ga di chuyển tiếp vì xe dễ bị trôi hoặc ảnh hưởng tới hộp số

Không nên hạ phanh tay trước khi ga

Trong trường hợp xe cần tạm dừng chốc lát trong lúc leo dốc, người lái cần xi nhan, đánh lái vào lề đường, nhả ga và đạp phanh chân sau đó kéo phanh tay.

Khi tiếp tục di chuyển, người lái cần nhả phanh chân, nhanh chóng dùng chân phải đạp ga để xe di chuyển rồi hạ ngay phanh tay. Một điều cần lưu ý là không nên hạ phanh tay trước khi thực hiện mớm ga, bởi lẽ nếu làm điều này, xe có thể bị mất phanh hoặc hộp số sẽ ảnh hưởng.

Chèn vật nặng vào bánh xe khi dừng ở dốc giúp giảm áp lực cho hộp số và hệ thống phanh

Chú ý khi dừng ở dốc cao

Trong lúc dừng ở dốc cao, bạn nên tìm hòn đá hay bất cứ thứ gì nặng để chèn vào bánh xe. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho hộp số và hệ thống phanh.

Khi chết máy khi đang leo dốc, tài xế cần đánh lái vào bên đường rồi dùng chân phải đạp phanh, kéo phanh tay

Xử lý khi xe chết máy giữa dốc

Trong trường hợp này tài xế cần nhả chân ga, đánh lái vào bên đường rồi dùng chân phải đạp phanh, kéo phanh tay. Sau khi thấy xe đã dừng, di chuyển cần số đến P rồi khởi động lại động cơ. Chú ý tuyệt đối không để cần số ở N bởi lẽ xe có thể bị tụt dốc nếu phanh không được tốt và phải kéo phanh tay rồi mới mớm ga di chuyển tiếp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.